Các triều đại phong kiến Việt Nam tuyển chọn nhân tài thông qua khoa cử. Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long giữ vai trò là trung tâm giáo dục lớn nhất nước. Giai đoạn 1802-1945 dưới triều Nguyễn, hiện thực nền giáo dục Việt Nam là bức tranh hỗn dung đan xen yếu tố giáo dục truyền thống và các nhân tố giáo dục mới. Việc dạy học chữ Hán ngày càng giảm thiểu, chữ Quốc Ngữ cùng nhiều kiến thức mới về văn học, địa lý, khoa học… được đưa vào chương trình giáo dục. Hàng loạt trường tiểu học, trung học, cao đẳng, dạy nghề ra đời, trở thành gạch nối cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam sau này.

GiaoDucVN-Cach100Nam_01.jpg

Quang cảnh trước cổng trường thi của một khoa thi thời trước.

Những hình ảnh về nền giáo dục Việt Nam thời kỳ này trong bài được tái hiện tại triển lãm “Giáo dục Việt Nam giai đoạn 1802-1945 qua tài liệu lưu trữ” được trưng bày ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám từ ngày 28/10/2014.

GiaoDucVN-Cach100Nam_02.jpg

Các thí sinh lều chõng đi thi.

Trong 143 năm tồn tại, nhà Nguyễn tổ chức được 39 kỳ thi Đại Khoa, lấy 293 vị tiến sĩ. Bấy giờ, Văn Thánh Miếu và Quốc Tử Giám Huế được thành lập tại kinh đô Phú Xuân, tiếp tục giữ vai trò đào tạo nhân tài cho đất nước.

GiaoDucVN-Cach100Nam_03.jpg

Các tân khoa dạo phố để ra mắt dân chúng.

Thời vua Minh Mạng, ông cho chỉnh đốn lại khoa cử và năm 1828 mở thi Hội, rồi thi Đình để chọn tiến sĩ. Trước đó (đời Gia Long) chỉ có thi Hương.

GiaoDucVN-Cach100Nam_04.jpg

Tân khoa dự tiệc.

Sau khoa thi năm 1919, do ảnh hưởng của chế độ đô hộ Pháp, thi Nho học Việt Nam chấm dứt, thay thế vào đó là các loại thi cử dùng chữ Quốc Ngữ.

GiaoDucVN-Cach100Nam_05.jpg

Danh sách tiến sĩ khoa thi Hội năm 1919.

GiaoDucVN-Cach100Nam_06.jpg

Miếu Văn Thánh – Huế.

Các hoàng đế triều Nguyễn chủ trương lấy việc tổ chức giáo dục, đào tạo làm nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thông qua việc xây dựng Văn Miếu Quốc Tử Giám và Văn Miếu tại Huế dưới thời vua Gia Long hay việc thành lập trường Quốc Học Huế dưới thời vua Thành Thái.

GiaoDucVN-Cach100Nam_07.jpg

Trường làng Xuất Hóa (Bắc Cạn). Mỗi địa phương đều có trường cho học trò theo học.

GiaoDucVN-Cach100Nam_08.jpg

Giờ khoa học thường thức, voi được đem ra để học trò quan sát.

GiaoDucVN-Cach100Nam_09.jpg

Viện Đại Học Đông Dương xây dựng năm 1906 tại Hà Nội.

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Khi chiếm được Bắc Kỳ và Trung Kỳ, Pháp tiến hành một nền giáo dục mới phục vụ cai trị. Trường học dựng lên ở khắp nơi hình thành nên tầng lớp trí thức mới trong xã hội phong kiến nửa thuộc địa. Tòa nhà trụ sở của Đại Học Đông Dương tại số 19 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) xây dựng năm 1906 là một trong những trường học sớm nhất được thành lập (nay do Đại Học Dược và Đại Học Quốc Gia Hà Nội quản lý và sử dụng).

GiaoDucVN-Cach100Nam_10.jpg

Trường Trung Học Bảo Hộ thành lập năm 1908 tại Hà Nội.

Trường Trung Học Bảo Hộ (nay là trường THPT Chu Văn An, Hà Nội) thành lập năm 1908. Mục đích ban đầu là đào tạo nhân viên cho bộ máy cai trị của Pháp tại miền Bắc. Sau này, trường được biết tới cái tên Trường Bưởi, là nơi đào tạo các thế hệ trí thức có tinh thần dân tộc cao như Phạm Văn Đồng, Tôn Thất Tùng và các thầy giáo nổi tiếng như Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Huyên v.v…

GiaoDucVN-Cach100Nam_11.jpg

Trường nữ sinh Đồng Khánh được khởi công xây dựng năm 1917 ở Huế.

Trường nữ sinh Đồng Khánh, nay là trường THPT Hai Bà Trưng (thành phố Huế) được khởi công xây dựng năm 1917. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên và duy nhất dành cho nữ sinh 13 tỉnh Trung Kỳ bấy giờ đến học. Ngoài việc học văn hóa và nữ công gia chánh, các nữ sinh Đồng Khánh còn được dạy cách nuôi con, quản lý gia đình, rèn luyện phong cách người con gái có học thức.

GiaoDucVN-Cach100Nam_12.jpg

Trường nữ sinh bản xứ ở Sài Gòn (Trường Gia Long).

Đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp tiến hành nhiều đợt cải cách giáo dục vào năm 1906 và năm 1917. Thời gian đầu, chương trình cải cách không như mong muốn, tạo ra sự tồn tại song song của hai nền giáo dục mâu thuẫn nhau, tạo bất lợi cho chính quyền thực dân.

GiaoDucVN-Cach100Nam_13.jpg

Một lớp “Tây học” lúc bấy giờ.

Năm 1917, cải cách giáo dục lần 2 tiến hành, nền giáo dục Việt Nam được chia làm ba cấp học: Đệ Nhất Cấp (bậc tiểu học), Đệ Nhị Cấp (bậc trung học) và bậc Cao Đẳng, Đại Học. Cuộc cải cách này tạo nền tảng cho giáo dục Việt Nam sau này.

GiaoDucVN-Cach100Nam_14.jpg

Một buổi học khoa học ở Trường Đồng Khánh (Huế).

Khác với nền giáo dục bản xứ chỉ coi trọng văn chương, nền giáo dục Pháp hướng đến đào tạo con người, phát triển kỹ năng toàn diện phục vụ các công việc thuộc nhiều lĩnh vực của xã hội.

GiaoDucVN-Cach100Nam_15.jpg

Buổi học thực hành vật lý ở Trường Chasseloup-Lauba.

GiaoDucVN-Cach100Nam_16.jpg

Giờ dạy mẫu tại Trường Quốc Học Huế.

GiaoDucVN-Cach100Nam_17.jpg

Giờ học vẽ tại Trường Kỹ Nghệ Thực Hành Huế.

GiaoDucVN-Cach100Nam_18.jpg

Bài thi môn vẽ mỹ thuật vẽ lá ô rô của một thí sinh.

GiaoDucVN-Cach100Nam_19.jpg

Quyển Biên Bài Dạy Học Hàng Ngày
và sách Chương Trình Tiểu Học Pháp-Việt & Giáo Dục Bổ Túc Pháp-Việt.

HOÀNG PHƯƠNG – VnExpress

2158 lượt xem