GIỜ TRÁI ĐẤT 2011 (EARTH HOUR 2011)

Giờ trái đất là một sự kiện quốc tế được tổ chức hàng năm, do WWF (World Wide Fund for Nature, also known as World Wildlife Fund, Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên Nhiên và Đời sống hoang dã) tổ chức, khởi đi từ sáng kiến ban đầu của WWF – Australia vào năm 2007, được cư dân thành phố Sydney, Úc Đại Lợi hưởng ứng nồng nhiệt, nhằm mục đích ngăn chận sự biến đổi khí hậu của địa cầu (climate change) do sự tiết kiệm điện năng. Nhờ vào đó mà cắt giảm được lượng khí CO2 (Carbon dioxide) thải vào bầu khí quyển, khiến cho trái đất nóng dần lên do bởi hiệu ứng nhà kiến (Global warming). Thêm vào đó, sự kiện nầy nhằm mục đích gây sự chú ý cùng ý thức bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống đối với mọi cư dân trên khắp địa cầu.

Logo của Giờ trái đất là nền bản đồ địa cầu và số 60, là số phút kêu gọi tắt điện

EARTH HOUR 2007: Giờ trái đất lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Sydney, Úc Đại Lợi vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, vào ngày 31/3/2007. Với hơn 2.2 triệu cư dân và 2,100 cơ sở kinh doanh tham dự, giảm được 10.2% sản lượng điện sử dụng trong cùng thời gian, cắt giảm 24,86 tấn CO2 thải vào bầu khí quyển. Khối lượng nầy tương đương với sự tắt máy của 48,613 chiếc xe hơi đang lưu thông trên đường trong 1 giờ đồng hồ.

Từ kết quả đầu tiên rất đáng khích lệ nầy, WWF đã đưa sáng kiến trên trở thành một sự kiện quốc tế, được tổ chức vào ngày thứ bảy cuối cùng trong tháng ba hàng năm trên toàn địa cầu. Trong ngày nầy, WWF kêu gọi mọi cư dân, các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh hãy tắt hết đèn điện và các thiết bị điện gia dụng không cần thiết (đèn điện, computers, truyền hình, máy giặt, máy lạnh, bàn ủi điện, nồi cơm điện, quạt máy…) trong một giờ đồng hồ, từ 8:30pm đến 9:30pm, giờ địa phương.

EARTH HOUR 2008: Được tổ chức vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, thứ bảy, ngày 28/3/2008, với khẩu hiệu: “Chúng tôi đã tắt đèn, bây giờ tới lượt bạn”, là một thành công lớn lần đầu tiên được tổ chức trên khắp các lục địa, với 35 quốc gia trên thế giới tham dự cùng với sự hỗ trợ của hơn 400 thành phố. Các tòa nhà, các điểm quan trọng trong các thành phố lớn như Sydney Oprera House (Sydney, Australia), Empire State Building (New York, USA), Sears Tower (bây giờ là Willis Tower, Chicago, USA) Golden Gate Bridge (San Francisco, USA), London’s City Hall (United Kingdom), Table Mountain (Cape Town, South Africa), CN Tower (Toronto, Canada), KL Tower (Kuala Lumpur), Wat Arun Buddhist Temple (Bangkok), The Azrieli Center (Tel Aviv, Israel)… đều tắt các thiết bị chiếu sáng để hưởng ứng Giờ trái đất 2008.

EARTH HOUR 2009: Được tổ chức vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, thứ bảy, ngày 28/3/2009 với 88 quốc gia (trong đó có Việt Nam) và trên 4,159 thành phố tham gia, tăng hơn 10% so với năm 2008, để ủng hộ Giờ trái đất 2009.

EARTH HOUR 2010: Được tổ chức vào lúc 8:30 đến 9:30 giờ địa phương, thứ bảy, ngày 27/3/2010, với 128 quốc gia với 89 thủ đô cùng với 4,616 thành phố và hơn 1 tỷ người trên khắp hành tinh tham gia, ủng hộ Giờ trái đất 2010, với khẩu hiệu: “Hành động nhỏ cho thay đổi lớn”. Chỉ tính riêng tại Việt Nam năm 2010, đã cắt giảm được 500,000 KWh trong giờ trái đất, nhiều hơn gấp 3 lần so với năm đầu tiên tham gia thực hiện Giờ trái đất vào năm 2009.

EARTH HOUR 2011: Giờ trái đất năm nay sẽ diễn ra vào lúc 8:30pm đến 9:30pm giờ địa phương, thứ bảy, ngày 26/3/2011. WWF đã gởi đến cư dân trên khắp địa cầu lời kêu gọi: “Ngoài việc tắt đèn trong Giờ trái đất, bạn còn có thể làm gì để tạo ra sự thay đổi cho mái nhà chung của chúng ta”.

Khởi đi từ ý tưởng ban đầu của một thành phố đơn lẻ vào năm 2007, Giờ trái đất năm 2011 sẽ là một cam kết hành động toàn diện của hầu hết các quốc gia trên khắp địa cầu, với hàng tỷ người tự nguyện cùng ra tay hành động, để bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống trên hành tinh xinh đẹp của chúng ta.

Muốn biết thêm chi tiết liên quan đến Giờ trái đất, xin mời vào các Trang chủ:
www.earthhour.org; www.earthhour.org.au/earth-hour-and-wwf/earth-hour-2011

Hiện nay trên khắp mặt địa cầu, vì lòng tham lam và muốn chiếm hữu, con người đã ra tay khai thác thiên nhiên, tàn phá môi trường sống một cách vô trách nhiệm: nguồn nước cạn kiệt, sông ngòi, biển cả và bầu khí quyển bị ô nhiễm trầm trọng, những cánh rừng bạt ngàn bị tàn phá không thương tiếc… Chính trong hoàn cảnh đó, hơn lúc nào hết, các Cấp hướng dẫn cần nên đề ra kế hoạch và chiều hướng hoạt động, nhằm gây ý thức trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống nơi mọi Đoàn Viên. Đó là một trong những Công Tác Xã Hội mang tính cách lâu dài và vô cùng lợi ích. Những điều đó cũng không ngoài hạnh nguyện “mở rộng lòng thương, tôn trọng sự sống” , và sự dụng công tu tập của người Phật tử chân chính.

Tâm Lễ Vương Học

501 lượt xem