Đức Đạt Lai Lạt Ma Đóng Góp Cho Chương
Trình Nghiên Cứu Khoa Học Về Lòng Từ Bi

IANS Th năm, ngày 22 tháng 1, 2009
By Ewen Callaway, New Scientist, ngày 22 tháng 1, 2009

Tin từ Nữu Ước, Hoa Kỳ:
Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với trường đại học nổi tiếng Stanford và một giáo sư triệu phú phát động chương trình thành lập và nghiên cứu sự tác động của các tế bào thần kinh trung ương về lòng vị tha và lòng từ bi.
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đóng góp 150,000 dollas cho trung tâm này, một số tiền lớn nhất ngài có thể ủng hộ cho các trung tâm nghiên cứu khoa học từ trước đến nay, và cũng đã đồng ý sẽ viếng thăm trường đại học StanFord trong tương lai..

Số tiền ủng hộ của Đức Đạt Lai Lạt Ma tuy nhỏ so với 2 triệu dollar đã được quyên góp cho Trung Tâm Giáo Dục nghiên Cưú Lòng Vị Tha và Lòng Từ bi, nhưng đã tác động mạnh mẽ đến nhiều nhóm Phật tử và Thiên Chúa Giáo đóng góp vào chương trình này.

Giám đốc trung tâm, bác sĩ phẫu thuật thần kinh thuộc đại học StanFord, triệu phú với khoảng 75 triệu tài sản có được do công việc làm ăn lợi nhuận mang lại, ông hiểu được thế nào là lòng vị tha và san sẻ. Bác sĩ đã đóng góp 25 triệu vào công trình nghiên cứu này, bao gồm 5.4 triệu quà tặng cho trường đại học StanFord.

Mục đích của trung tâm nghiên cứu giáo dục này là tìm hiểu sự liên hệ giữa não bộ với lòng từ cũng như lòng vị tha, nhưng cũng nghiên cứu các khía cạnh khác của hệ thống thần kinh để cải thiện đời sống tâm linh của nhân loại.
Bác sĩ Doty hy vọng trung tâm nghiên cứu sẽ giúp đỡ các bệnh nhân vốn có một thời thơ ấu không được bình thường, cũng như giảm bớt những cạnh tranh đấu đá của các tù nhân trong trại giam. Ngoài ra Bác sĩ còn mong rằng Trung tâm sẽ nghiên cứu giúp đỡ mọi người trong xã hội giảm bớt buồn rầu lo lằng, và mệt mõi trước tình trạng khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Nhiều năm về trước, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã phát biểu một bài diễn văn quan trọng trong cuộc họp của hội các nhà khoa học về thần kinh và não bộ, và bị chỉ trích của khá nhiều thành viên trong hội . Hơn 100 người đã ký vào một thỉnh nguyện thư nghi ngờ về thiện chí của Đức Đạt Lai Lạt Ma về lòng tin của ngài đối với khoa học hiện đại, một vài người khác thì cho rằng bài phát biểu này có cái nhìn thiên lệnh chính trị về sự dộc lập của đất nước Tây Tạng, là mục tiêu của Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trong tạp chí  Khoa Học mới, Giáo Sư Thần kinh học của trường đại học Luân Đôn, Chris Frith, đã bày tõ sự ủng hộ đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, đề nghị rằng mọi sự hoài nghi mâu thuẫn của các nhà khoa học với Phật Giáo nên có một cuộc nói chuyện cởi mở và hiểu biết để giải quyết vấn đề.

Vì sao Phật Pháp là một đối tượng hấp dẫn cho khoa học thần kinh và não bộ ? Các nhà Khoa học thần kinh có nên tìm hiểu cũng như bỏ nhiều thời gian để nghiên cứu những liên quan sâu xa giữa tế bào thần kinh và các phương pháp thực hành Phật Pháp ?

Theo giáo sư Chris Frith, thì chắc chắn là nên, nhưng cũng không nên mong đợi một kết quả quá lạc quan trong tương lai.

 

560 lượt xem