"Mùa Xuân" là một trong bốn mùa trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông kể cả cho khu vực ôn đới và nhiệt đới, mặc dù tại vùng nhiệt đới người ta chỉ khái niệm có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô
Văn hóa Đông Á thuộc văn minh lúa nước. Do nhu cầu nông nghiệp đã "phân chia" thời gian trong một năm thành 24 tiết khí khác nhau, ứng với mỗi tiết có một thời khắc "giao thừa", trong đó tiết quan trọng nhất là tiết khởi đầu của một chu kỳ gieo trồng, canh tác, tức là Tiết Nguyên Đán, còn được gọi là Tết Nguyên Đán
Tết Nguyên Đán hàng năm thường kéo dài trong 7 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới, từ 23 tháng Chạp đến hết ngày mồng 7 tháng Giêng Âm lịch
Mùa Xuân được đánh dấu một năm cũ đã qua đi, một năm mới lại bắt đầu bằng một sự kiện, là ngày "Tết"
Tết Nguyên Đán, hay còn gọi là Tết Ta, Tết Cổ truyền. Tết như là một lễ hội, là thời khắc quan trọng nhất, đánh dấu sự chuyển giao năm cũ và năm mới, được gọi là Giao thừa. Bước vào thềm năm mới, người ta bỏ qua những điều xấu của năm cũ, mong muốn đón nhận những điều tốt đẹp của năm mới đến. Là ngày gia đình sum họp lại với nhau. Theo quan niệm Á Đông, trong thời khắc giao thừa, năm mới đến, mỗi người tăng thêm một tuổi. Ngày mồng Một Tết con cháu "chúc thọ" ông bà, các bậc cao niên, các bậc huynh trưởng. Là dịp để mọi người vui chơi, chúc tụng mừng nhau, dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất
"Tết" được nhắc đến trong bài hát: "Tết quê em", tác giả Từ Huy:
“Tết Tết Tết Tết đến rồi
“Tết Tết Tết Tết đến rồi
“Tết đến trong tim mọi người.
“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi
“Ngàn hoa thơm khoe sắc xinh tươi
“Đàn em thơ khoe áo mới
“Chạy tung tăng vui pháo hoa
“Mừng ngày Tết trên khắp quê tôi
“Người ra Trung, ra Bắc, vô Nam
“Dù đi đâu ai cũng nhớ
“Về chung vui bên gia đình”
Mùa Đông khẽ khàng trôi qua, như trút đi một hơi thở dài nặng nhọc, sau những tháng ngày dài muộn phiền với dẫy đầy bế tắc âu lo
Mùa Xuân về trăm hoa đua nở, gọi mời từng đàn bướm lượn quanh làm rực rỡ mùa Xuân tươi thắm. Mùa Xuân về cho lòng người tràn đầy thêm mơ ước, cho tương lai căng tràn sức sống. Xuân đem lại cho cuộc đời muôn điều kỳ diệu đang đợi chờ phía trước
Trong nền văn học rực rỡ của thời Lý (1010-1225), Thiền Uyển Tập Anh ghi lại bài thơ Xuân của Mãn Giác Thiền Sư:
“Xuân khứ bách hoa lạc
“Xuân đáo bách hoa khai
“Sự trục nhãn tiền quá
“Lão tòng đầu thượng lai
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
“Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
“Xuân đi trăm hoa rụng
“Xuân đến trăm hoa cười
“Trước mắt việc đi mãi
“Trên đầu, già đến rồi
“Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết
“Đêm qua – sân trước – một cành mai”
– Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch –
Mãn Giác Thiền sư (1052-1096) thuộc đời thứ 8 của dòng Thiền Vô Ngôn Thông Việt Nam. Với bài thơ "Cáo tật thị chúng", bài thơ đại biểu cho dòng văn thơ Lý-Trần.
Năm 1096, cuối tháng 11, Thiền sư Thiền sư Mãn Giác tập họp đại chúng, đọc bài kệ:
“Xuân đáo bách hoa khai
“Sự trục nhãn tiền quá
“Lão tòng đầu thượng lai
“Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
“Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”
Cáo tật thị chúng (Có bệnh bảo mọi người) trở thành một tác phẩm nghệ thuật văn chương, dùng tư duy trực giác để hình thành một tuyên ngôn triết học ẩn ngữ "trực chỉ chân tâm" nhằm khai phóng nhân sinh
“Xuân đáo bách hoa khai”
Không có đến cũng chẳng có đi, bổng dưng chia cắt thực tại thành những khái niệm đạo đoạn, đánh mất tự chủ, làm lạc hướng, để rồi:
Với cái nhìn tuệ giác, thì đây là sinh diệt, là giả hợp, đổi thay. Cái có không phải vĩnh viễn được tồn tại, mà nó chi phối bởi quy luật vô thường, lúc còn trẻ thì răng trắng má hồng, nhưng đến lúc tuổi già thì răng long tóc bạc. Ở cái chỗ sinh sinh diệt diệt ấy, nó có một cái tồn tại vĩnh hằng vượt xa ngoài sinh tử:
Nhận diện được nhành mai trước sân, là đang sống trong thực tại, hiện hữu bất biến với Phật tánh chân như chính mình
Người ta đang sợ hãi, bởi vì cảm nhận được có sự đổi thay, thịnh suy đó là luật tắc, cái gì đó đã đến lúc quá mãn, thì phải đến lúc suy vong
“Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô.
“Nhậm vận thịnh suy vô bố úy,
“Thịnh suy như lộ thảo đầu phô”
– Vạn Hạnh Thiền Sư –
“Thân như bóng chớp, có rồi không,
“Cây cối xuân tươi, thu não nùng.
“Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi,
“Kìa kìa ngọn cỏ giọt sương đông”
– Ngô Tất Tố dịch –
Thiền sư Vạn Hạnh thuộc thế hệ thứ mười hai dòng Thiền Nam phương Tì Ni Đa Lưu Chi. Từng nhiệt thành giúp vua Lê Đại Hành chống ngoại xâm, dựng xây đất nước, về sau khuông phò Lý Công Uẩn lên ngôi đế vương. Theo Thiền uyển tập anh (1337), ngài để lại bài thơ: Thị đệ tử (Bảo đệ tử )
Vào đầu bài thơ, Thiền Sư Vạn Hạnh đã khẳn định:
Đời người như bóng chớp, có rồi không. Bản chất của sắc tướng và pháp tướng, nó biểu thị bằng hình tướng, được tồn tại bởi giả hợp, được hình thành bởi chữ duyên. Như cô gái lỡ thì trong ca dao Việt Nam:
“Hết duyên đi sớm về trưa một mình”
“Cau già dao bén thì ngon
“Người già trang điểm phấn son cũng già”
Thấu triệt bản chất giới hạn:
Mùa xuân đến thì hoa lá tốt tươi, nhưng khi đến mùa thu thì héo úa tàn phai. Đó là chân lý, là nhận chân thẩm thấu được qui luật tồn tại của thế giới hữu hạn:
Thịnh suy chẳng qua cũng như giọt sương treo trên đầu ngọn cỏ, đến lúc mặt trời chói chang, chân lý hiện thực, thì tan mau vào hư vô. Sự hưng thịnh nào rồi cũng phải đến lúc ra đi, cái khó khăn đau khổ nào rồi cũng phải đến lúc chấm dứt, trả lại cho:
867 lượt xem
Tin khác
LÁ THƯ SEN TRẮNG (Bản tin Sen Trắng số 03) BBT Trang Nhà Thế Giới xin đăng tải lại bài sen trắng Vu Lan của Htr Nguyên Tín – Nguyễn…
Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Quý mão, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình,…
NHỮNG NỐT NHẠC THẦM LẶNG Phụng thân mến, Chị cứ ngỡ rằng chị em mình còn có dịp được làm việc chung qua những lần thực hiện kỷ yếu như…
CẢM NIỆM XUẤT GIA 08-02 Nhâm Dần Năm 2022 Ánh trăng thượng tuần tháng hai Ấn Độ dần khuất nơi phía chân trời xa thẳm, in bóng trải dài nơi…