2012: Shadow of the Dark Rift

Thick dust clouds block our night-time view of the Milky Way, creating what is sometimes called the Dark Rift. The fact that — from the viewpoint of Earth — the sun aligns with these clouds, or the galactic center, near the winter solstice is no cause for concern. Credit: A. Fujii

One of the most bizarre theories about 2012 has built up with very little attention to facts. This idea holds that a cosmic alignment of the sun, Earth, the center of our galaxy — or perhaps the galaxy's thick dust clouds — on the winter solstice could for some unknown reason lead to destruction. Such alignments can occur but these are a regular occurrence and can cause no harm (and, indeed, will not even be at its closest alignment during the 2012 solstice.)

The details are as follows: Viewed far from city lights, a glowing path called the Milky Way can be seen arching across the starry sky. This path is formed from the light of millions of stars we cannot see individually. It coincides with the mid plane of our galaxy, which is why our galaxy is also named the Milky Way.

Thick dust clouds also populate the galaxy. And while infrared telescopes can see them clearly, our eyes detect these dark clouds only as irregular patches where they dim or block the Milky Way's faint glow. The most prominent dark lane stretches from the constellations Cygnus to Sagittarius and is often called the Great Rift, sometimes the Dark Rift.

Another impressive feature of our galaxy lies unseen in Sagittarius: the galactic center, about 28,000 light-years away, which hosts a black hole weighing some four million times the sun's mass.

The claim for 2012 links these two pieces of astronomical fact with a third — the position of the sun near the galactic center on Dec. 21, the winter solstice for the Northern Hemisphere — to produce something that makes no astronomical sense at all.

As Earth makes its way around the sun, the sun appears to move against the background stars, which is why the visible constellations slowly change with the seasons. On Dec. 21, 2012, the sun will pass about 6.6 degrees north of the galactic center — that's a distance that looks to the eye to be about 13 times the full moon's apparent size — and it's actually closer a couple of days earlier. There are different claims about why this bodes us ill, but they boil down to the coincidence of the solstice with the sun entering the Dark Rift somehow portending disaster or the mistaken notion that the sun and Earth becoming aligned with the black hole in the galactic center allows some kind of massive gravitational pull on Earth.

The first strike against this theory is that the solstice itself does not correlate to any movements of the stars or anything in the universe beyond Earth. It just happens to be the day that Earth's North Pole is tipped farthest from the sun.

Second, Earth is not within range of strong gravitational effects from the black hole at the center of the galaxy since gravitational effects decrease exponentially the farther away one gets. Earth is 93 million miles from the sun and 165 quadrillion miles from the Milky Way's black hole. The sun and the moon (a smaller mass, but much closer) are by far the most dominant gravitational forces on Earth. Throughout the course of the year, our distance from the Milky Way's black hole changes by about one part in 900 million – not nearly enough to cause a real change in gravity's pull. Moreover, we're actually nearest to the galactic center in the summer, not at the winter solstice.

Third, the sun appears to enter the part of the sky occupied by the Dark Rift every year at the same time, and its arrival there in Dec. 2012 portends precisely nothing.

Enjoy the solstice, by all means, and don't let the Dark Rift, alignments, solar flares, magnetic field reversals, potential impacts or alleged Maya end-of-the-world predictions get in the way.

Francis Reddy
NASA's Goddard Space Flight Center, Greenbelt, MD

Source: http://www.nasa.gov/topics/earth/features/2012-alignment.html

Những đám mây đen dày sẽ che khuất tầm nhìn của chúng ta về hướng dải Ngân hà vào ban đêm, tạo ra điều mà đôi khi được gọi là Dark Rift (Ám Hà). Theo tầm nhìn lên từ Trái Đất, sự kiện mặt trời nằm thẳng hàng với những đám mây đen này, hay trung tâm ngân hà, vào gần thời điểm đông chí chẳng có gì để phải lo lắng cả.(Ảnh: Fujii)

Một trong những lý thuyết quái dị nhất về năm 2012 được dựng lên mà hầu như không chú ý gì đến sự kiện nói trên. Lý thuyết này cho rằng, việc mặt trời, Trái Đất và tâm điểm của dải Ngân hà – hay những đám mây bụi dày trong dải Ngân hà – xếp thành một đường thẳng vào thời điểm đông chí sẽ dẫn đến sự hủy hoại [vũ trụ] vì một lý do nào đó chưa được biết. Sự xếp thẳng hàng như vừa nói có thể xảy ra, nhưng đây là hiện tượng thông thường và hoàn toàn vô hại (và quả thật là vô hại ngay cả khi sự xếp thẳng hàng này xảy ra vào thời điểm đông chí của năm 2012).

Chi tiết của sự kiện được mô tả như sau: Khi quan sát ở nơi xa ánh đèn điện thành phố, người ta có thể nhìn thấy một dải sáng cong nằm vắt ngang qua bầu trời đầy sao, ta gọi là dải Ngân Hà (Milky Way). Dải sáng này được hình thành từ ánh sáng của hàng triệu triệu ngôi sao mà chúng ta không thể nhìn thấy một cách riêng rẽ. Dải sáng này trùng khớp với khoảng giữa thiên hà của chúng ta, và đó là lý do mà thiên hà của chúng ta cũng được gọi tên là Milky Way.

Những đám mây bụi đen cũng nằm khắp nơi trong thiên hà. Mặc dù các kính thiên văn hồng ngoại có thể quan sát chúng thật rõ ràng, nhưng mắt thường chỉ thấy được các đám mây này như là những mảng đen bất thường khi nào chúng che mờ hay làm khuất hẳn ánh sáng mờ nhạt từ dải Ngân Hà mà thôi. Mảng đen nổi bật nhất nằm trải dài từ chòm sao Cygnus (sao Thiên Nga) đến chòm sao Sagittarius (sao Cung) và thường được gọi là Great Rift (Đại Liệt Phùng), hay đôi khi cũng gọi là Dark Rift (Ám Hà).

Một tính chất gây ấn tượng khác của thiên hà chúng ta được che giấu trong chòm sao Sagittarius (chòm sao Cung): đó là tâm điểm của thiên hà, cách chúng ta khoảng 28.000 năm ánh sáng, chứa một lỗ đen (black hole) được ước chừng là có khối lượng gấp 4 triệu lần so với khối lượng mặt trời.

Hãy vui hưởng ngày đông chí, bằng mọi cách, và đừng bận tậm đến những thứ vớ vẩn như Dark Rift, sự thẳng hàng [của mặt trời, Trái Đất…], bão lửa mặt trời, sự đảo ngược từ trường, những va chạm có thể có, hay những dự báo quỷ quái về ngày tận thế.

Tuyên bố [về tận thế vào] năm 2012 đã liên kết 2 sự kiện thiên văn nói trên với một sự kiện thứ ba – vị trí của mặt trời đến gần trung tâm thiên hà vào ngày 21 tháng 12 sắp tới, tức thời điểm đông chí ở Bắc Bán Cầu – để đưa ra một điều hoàn toàn không có chút ý nghĩa gì về mặt thiên văn học cả.

Khi Trái Đất quay chung quanh mặt trời, mặt trời có vẻ như di chuyển dần về hướng các ngôi sao phía sau nó. Đó là lý do vì sao những chòm sao nhìn thấy được bằng mắt thường có sự thay đổi vị trí chậm chạp tùy theo mùa trong năm. Vào ngày 21 tháng 12 năm 2012, mặt trời sẽ đi lệch qua khoảng 6.6 độ bắc so với trung tâm thiên hà – đó là một khoảng cách khi nhìn bằng mắt thường sẽ thấy bằng khoảng 13 lần [đường kính] của mặt trăng tròn – và thực sự gần hơn trong một vài ngày trước đó. Có những lời tuyên bố khác nhau cho rằng hiện tượng này sẽ báo trước điềm gỡ cho nhân loại, nhưng rồi những tuyên bố này tập trung nhấn mạnh vào sự trùng hợp giữa thời điểm đông chí với lúc mặt trời đi vào vùng Dark Rift (Ám Hà), cho rằng điều đó sẽ báo trước tai họa [tận thế] ; hoặc là theo quan điểm sai lầm cho rằng khi mặt trời và Trái Đất cùng xếp thẳng hàng với lỗ đen ở trung tâm thiên hà sẽ tạo một kiểu lực hấp dẫn nào đó tác động vào Trái Đất.

Điểm trước tiên chỉ ra sự vô lý của lý thuyết trên là thời điểm đông chí tự nó không có liên hệ gì với bất kỳ sự chuyển động nào của các vì sao, hay bất kỳ thiên thể nào trong vũ trụ, ngoại trừ Trái Đất. Đó chỉ là thời điểm mà Cực Bắc của Trái Đất nằm ra xa mặt trời nhất.

Điểm vô lý thứ hai là, Trái Đất không nằm trong tầm ảnh hưởng của lực hấp dẫn từ lỗ đen nơi trung tâm thiên hà, bởi ảnh hưởng của lực hấp dẫn giảm dần theo hàm lũy thừa khi khoảng cách gia tăng. Trái Đất nằm cách mặt trời 93 triệu dặm và cách lỗ đen ở trung tâm thiên hà đến 165 nghìn triệu triệu dặm (hay 165 triệu lũy thừa 4). Cho đến nay, chỉ có mặt trời và mặt trăng là có lực hấp dẫn mạnh nhất đối với Trái Đất (vì tuy khối lượng nhỏ hơn lỗ đen nhưng có vị trí gần hơn nhiều). Vào các thời điểm khác nhau trong năm, khoảng cách từ lỗ đen của thiên hà đến Trái Đất cũng có thay đổi, khác biệt vào khoảng 1 phần 900 triệu – hầu như không đủ để tạo ra một thay đổi thực sự của lực hấp dẫn. Hơn thế nữa, thật ra thì chúng ta ở vị trí gần trung tâm thiên hà nhất vào mùa hè chứ không phải vào thời điểm đông chí.

Điểm vô lý thứ ba là mặt trời có vẻ như đi vào vùng Dark Rift hằng năm, vào cùng một thời điểm, nên việc Mặt Trời đi vào đó trong tháng 12 năm 2012 hoàn toàn không có ý nghĩa báo trước bất kỳ điều gì cả!

Hãy vui hưởng ngày đông chí, bằng mọi cách, và đừng bận tậm đến những thứ vớ vẩn như Dark Rift, sự thẳng hàng [của mặt trời, Trái Đất…], bão lửa mặt trời, sự đảo ngược từ trường, những va chạm có thể có, hay những dự báo quỷ quái về ngày tận thế.

600 lượt xem