Thưa Anh Chị Em Áo Lam bốn phương,
Có một bạn hỏi : thế nào là giai thoại ? thế nào là huyền thoại ?
BBT xin trả lời :
Nghĩa đơn giản nhất : GIAI THOẠI là một chuyện vui mà hay của 1 nhân vật nào đó, có khi không cần là chuyện vui nhưng là một chuyện có thật, nhiều ngưòi biết; người nghe có thể rút ra những bài học cho riêng mình. Giai thoại không ghi trong lịch sử dù đó là câu chuyện của một vị Vua hay Tổng thống … của một nước. Vì vậy giai thoại cũng như ca dao, tục ngữ, thuộc về văn hoá nhân gian. Những giai thoại thường không có tác giả và có khi cùng một câu chuyện của cùng một nhân vật nhưng do nhiều ngưòi sưu tầm từ những nguồn khác nhau nên các chi tiết khác nhau mặc dù đại ý không khác mấy.
Chúng ta thường đuợc nghe những giai thoại thiền; đó là những giai thoại của các vị thiền sư lỗi lạc, có uy lực, có thực tu thực chứng, có năng lực độ đời đặc biệt nên người đời ghi nhớ công ơn của các ngài, truyền tụng những câu chuyện thần kỳ mà có thật về các ngài, như câu chuyện của Bố Đại hoà thượng ( một hoá thân của Phật Di Lặc) hay những giai thoại về Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Liễu Quán, thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Đỗ Thuận v..v..
Nghĩa đơn giản nhất : GIAI THOẠI là một chuyện vui mà hay của 1 nhân vật nào đó, có khi không cần là chuyện vui nhưng là một chuyện có thật, nhiều ngưòi biết; người nghe có thể rút ra những bài học cho riêng mình. Giai thoại không ghi trong lịch sử dù đó là câu chuyện của một vị Vua hay Tổng thống … của một nước. Vì vậy giai thoại cũng như ca dao, tục ngữ, thuộc về văn hoá nhân gian. Những giai thoại thường không có tác giả và có khi cùng một câu chuyện của cùng một nhân vật nhưng do nhiều ngưòi sưu tầm từ những nguồn khác nhau nên các chi tiết khác nhau mặc dù đại ý không khác mấy.
Chúng ta thường đuợc nghe những giai thoại thiền; đó là những giai thoại của các vị thiền sư lỗi lạc, có uy lực, có thực tu thực chứng, có năng lực độ đời đặc biệt nên người đời ghi nhớ công ơn của các ngài, truyền tụng những câu chuyện thần kỳ mà có thật về các ngài, như câu chuyện của Bố Đại hoà thượng ( một hoá thân của Phật Di Lặc) hay những giai thoại về Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ Liễu Quán, thiền sư Vạn Hạnh, thiền sư Đỗ Thuận v..v..
Trong Lá thư đầu tuần hôm nay, anh chị em chúng ta hãy cùng nghe một giai thoại về Tổ Liễu Quán. Như chúng ta đã biết, Tổ Liễu Quán là ngưòi Phú Yên, ra Huế học đạo và dựng am trong núi để tu hành, không có thị giả gì cả. Trước khi đuợc nhiều người biết đến, Tổ tu thiền 1 mình trong am tranh, giữa núi rừng, rất nghiêm mật đến nỗi 1 hôm nhà vua đi săn ngang qua am của ngài, ngài không hay biết, cứ an nhiên ngồi thiền không đứng dậy, vua tức giận nhưng bỏ qua lần đầu. Lần thứ hai nhà vua cũng đi săn qua đó, quân lính kéo đi rầm rộ nhưng thiền sư nhập định đâu có hay biết gì ! Vua nổi giận phán rằng: lần thứ ba mà còn như vậy nữa thì ta phải chém đầu nhà sư này mới được. Lần thứ ba cũng không khác, nhà vua quá giận, tuốt gươm ra đi vào am tranh, nhà sư ( tức Tổ Liễu Quán sau này) vẫn an nhiên toạ thiền. Vua giơ cao thanh kiếm lên, định đâm bổ xuống đầu nhà sư nhưng bỗng nhiên nhà vua bị cứng đơ trong tư thế hùng hổ đó, quân lính vô cùng khiếp sợ. Một lúc sau nhà vua nói : “Này nhà sư, nếu ngươi có phép thần thông gì làm cho ta hoạt động bình thường trở lại thì ta sẽ bái phục” Nghe lời nói ấy, nhà sư mới biết, ngài mở mắt, quay lại nói : “Nếu ngài đã nghĩ như thế thì cứ hãy lạy Phật đi rồi tự tâm nhà vua sẽ làm cho mọi sự điều hoà, bần tăng có thần thông phù phép gì đâu!” Lời nói vừa dứt, nhà vua tự nhiên hạ kiếm xuống đút vào vỏ, và bước đến lạy Phật. Quân lính thấy vậy, ai nấy đều sụp lạy xuống … Mọi sự xảy ra bình thường vui vẻ, sau khi vua vái chào nhà sư rồi tiếp tục cuộc đi săn. Còn nhà sư tiếp tục tu hành thiền định trong am tranh.
Chúng ta đã nói qua về giai thoại, bây giờ đến HUYỀN THỌAI. Khi một nhân vật nào đó đã ra tay cứu giúp một số ngưòi hay một xóm làng, thoát khỏi một tai hoạ, ví dụ như nạn giặc cướp hay thiên tai hay bệnh dịch v.v.. thì dân làng ấy xem nhân vật nọ như là thần thánh do Trời sai xuống chứ không phải trong loài người của chúng ta… Nên khi kể chuyện về nhân vật ấy họ thêm vào những chi tiết do tưởng tượng hay phóng đại sự thật lên làm cho câu chuyện trở nên huyền hoặc, khó hiểu, vô lý v.v.. . Những câu chuyện thuộc loại này không phải là giai thoại mà là huyền thoại.
Chuyện Phù Đổng Thiên Vương chẳng hạn, là một huyền thoại, mặc dù có ghi vào sử sách việc một cậu bé đuổi giặc Ân ở làng Phù Đổng v..v. Chuyện Lạc Long Quân ( vua Rồng ) với Bà Âu Cơ ( Tiên Nữ) kết duyên với nhau sinh ra 100 trứng, nở ra 100 con v.v.. cũng là một huyền thọai .
Thưa Anh Chị Em,
Ai trong chúng ta cũng đều biết rằng ngày mồng 5 Tết ( tháng Giêng) là ngày kỷ niệm vua Quang Trung, ngưòi anh hùng áo vải đã đại thắng quân nhà Thanh ở trận Đống Đa làm rạng ngời trang sử Việt. Vua kéo quân bí mật băng rừng ra Bắc, trong khi quân Tàu đang say sưa vui Tết thì quân ta không ăn tết, dưới sự điều khiển của vua Quang Trung và đã toàn thắng, quân Tàu. Các tướng lãnh của Tàu phải bỏ cả ấn tín mà chạy về Tàu để thoát thân. Vua hẹn với quân sĩ ra Bắc, đánh thắng giặc xong, sẽ ăn tết tại Thăng Long (Hà Nội bây giờ) và vua đã giữ đúng lời hứa. Chuyện nói về khả năng và đức độ của vị vua tuổi trẻ tài cao này là chuyện lịch sử có thật không phải là huyền thoại!
Thân kính chúc Anh Chị Em một ngày đầu tuần hăng hái và an lạc !
Trân trọng,
BBT
459 lượt xem
Tin khác
Duyên lành hội đủ, BHD GĐPT Gia Định trang trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập BHD GĐPT Gia Định vào ngày 01.12.2024 tại chùa Như…
Năm nay, GĐPT Lâm Đồng tổ chức kỷ niệm Chu niên lần thứ 75. Trong tâm nguyện tri ân, tiếp tục truyền trao ngọn đèn vô tận cho thế hệ…
GĐPT Lâm Đồng hình thành và phát triển qua 75 năm (1949 – 2024). Khởi đầu từ Gia đình Phật Hóa Phổ Lâm Viên, thế hệ anh chị đi trước…
Vào ngày 13 tháng 10 năm 2024 (nhằm ngày 11 tháng 9 năm Canh Thìn), Phật lịch 2568, thể theo lời cung thỉnh của Ban Hướng Dẫn GĐPTVN Trên Thế…
Vào hồi 13g30 (giờ địa phương Thailand) ngày 7 tháng 10 năm 2024, Đại Hội Huynh Trưởng GĐPTVN Tại Hải Ngoại lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2028 đã chính thức khai…