Cung điện Potala, trái tim của Tây Tạng, ngoài vẽ đẹp hùng vĩ bên trong nó chứa đựng những giá trị văn hóa lẫn tâm linh quý giá. Xin giới thiệu chùm ảnh chụp lại cuốn sách "The Potala" (Cuốn sách này không bán ở bất cứ đâu ngoài khu vực cung Potala!) để biết rõ thêm những báu vật mà ngay cả khi tham quan trực tiếp cũng không thể thấy được.
Bên trái là cổng tiền sảnh Bạch Cung, bên phải là cổng tiền sảnh Hồng Cung
Hành lang nội cung sơn son thếp vàng, trên tường là những thangka hoạ hình Đạt Lai Lạt Ma
Mái cung Potala toát lên sự oai nghiêm quyền lực
Ảnh là đỉnh mái vàng (Golden Dome) của Stupa lớn chứa thi hài Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, xây năm 1936. Kiến trúc mái vòm Potala được trang trí đầu chim thần garuda, bên dưới mái là kết cấu ngàm đỡ nhiều tầng vô cùng chắc chắn, đảm bảo vòm chịu được chấn động và gió lớn
Ngoài tượng thân của 13 vị Đạt Lai Lạt Ma giữ bên trong cung, Potala còn có tượng vua Songtsen Gampo và các quan đại thần Thổ Phồn
Tượng Đức Phật Thích Ca (Shakyamuni) bằng vàng ròng tạc song song với tượng Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 Losang Gyatso bằng bạc từ thế kỷ 17
Tượng đồng của Phật A Di Đà (Amitabha hay Amitayus)
Và tất nhiên không thể thiếu được tượng bạc của đại sư Tông Khách Ba (Tsongkhapa) là người sáng lập Hoàng Mạo Giáo (Gelugpa Sect) tạc từ thế kỷ 17
Bức tượng quan trọng nhất trong cung Potala: Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokitesvara) được mang vào Tây Tạng từ thế kỷ thứ 7
Stupa Tomb của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 Thubtan Gyatso: cao 12.97m, rộng 7.83m, làm từ 18,870 lượng vàng ròng, bên trong có chứa cả di hài của Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây chỉ là 1 trong hàng chục Stupa bằng vàng ròng được lưu giữ trong cung Potala
Trong 4 bậc của Stupa tượng trưng cho Tứ Diệu Đế (có dịp điểm qua với bạn đọc ở bài trước), người Tạng trang trí bằng kim cương, đá quý, hồng ngọc, lục ngọc; mỗi viên có kích thước lớn và đều là tài sản vô giá
Những Mandala 3D độc nhất vô nhị bằng đồng được đúc cách đây hàng trăm năm
Thangka cổ kể lại lễ hội năm 1695 sau khi cung Hồng Cung được xây dựng xong
Thangka cổ hoạ hình Đạt Lai Lạt Ma thứ 1 và thứ 3 – tác phẩm của trường phái Menthang
Thangka vẽ từ thời nhà Đường cũng thuộc trường phái Menthang
Hình tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjushri) qua bút pháp của trường phái Khen-tse từ thế kỷ 17
Các báu vật khác trong cung: giáo huấn của Phật viết bằng tiếng Phạn trên giấy cọ (palm tree leaves)
Khèn làm bằng vàng của người Tạng để thổi báo hiệu giờ nghỉ khi tụng kinh
Những pho sách cổ nhất lưu giữ trong cung
491 lượt xem
Tin khác
Năm nay Đại Lễ Vesak (Lễ Tam Hợp – Lễ Phật Đản Liên Hiệp Quốc) lần thứ 19 được Chính phủ Thái Lan cùng Hội Đồng Tăng Già Tối Cao Thái…
Vào sáng ngày 12 tháng 4.năm Giáp Thìn (tức là ngày 19/5/2024), tại Tổ đình Phật Ân ở xã Long Đức, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam, Hội…
Trang Nhà GĐPTVN Trên Thế Giới Hân Hoan Chúc Mừng PHÁP HỘI THÙ ÂN III Vượt Qua Trở Lực – Khắc Phục Chướng Duyên THÀNH TỰU VIÊN MÃN Thi Viện…
07h00 ngày 16.10.Quý Mão (28.11.2023), Chư Tôn Trưởng lão Hòa thượng; Chư Thượng tọa, Đại đức Tăng-Ni nhị bộ, Môn đồ pháp quyến, Hôi đồng Huynh trưởng cấp Dũng và…
ĐẠI LÃO HÒA THƯỢNG THÍCH TUỆ SỸ Chánh Thư Ký – XLTV Viện Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Viên tịch lúc 16g00 (GVN) ngày 24 tháng…