Namo Sakya Muni Buddha
 

… Phần lớn những hoạt động của chúng ta là những phản ứng đã được lập trình sẵn và được 
điều khiển bởi vô thức…. Chúng ta ai cũng thở nhưng chỉ thở một cách tự động vô thức chứ không 
nhận biết, ý thức hơi thở của mình. Một vị Sư bảo rằng nhiều người sống như người bị mộng du.
Ngay khi chúng ta suy nghĩ rất cẩn thận về một sự việc nào đó cũng rơi vào tình trạng nầy bởi vì 
chúng ta sẽ sử dụng những quan niệm, những thiên kiến, những nấc thang giá trị đã có sẵn để áp đặt
 vào sự việc đó. – Nhiều người có thể không đồng ý là mình bị điều động bởi vô thức, nhưng nếu
 bình tâm nhớ lại  chúng ta sẽ thấy rất nhiều khi chúng ta hành động, nói năng, suy nghĩ hoàn toàn
 do cơn giận hay cảm xúc điều khiển.
 
Người ta yêu nhau, tự tử hay giết nhau cũng theo một cách như thế. Freud là người tiên phong nêu 
lên tâm trí vô thức, theo ông, tâm trí hữu thức chỉ chiếm 1/10 còn tâm trí vô thức chiếm 9/10 trong 
mọi hoạt động của con người. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thận trọng và cần phải chánh niệm
 tỉnh giác mọi lúc mọi nơi. – Tự tánh các Pháp hay thực tại hiện tiền đối với mỗi người là tất cả những gì xảy ra chung quanh, trong thân, trong tâm ta thuộc 18 lãnh vực: 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý),
 6 trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp), 6 thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thức).
 
Sống trọn vẹn với thực tại thì nhẹ nhàng, thanh thản. Trọn vẹn nghĩa là chỉ chú tâm nhận biết trên
 hiện tại bây giờ và ở đây không có bất cứ một suy nghĩ nào, một hồi tưởng nào về quá khứ hay một
 mơ ước nào đến tương lai. Một khi có hồi tưởng quá khứ, mơ ước tương lai là có thời gian, có khái niệm,
 có sinh diệt, và nảy sinh lên quan niệm áp đặt vào thực tại làm biến dạng nó nên có câu:
 
 “Pháp mà Đức Phật khai thị là thực tại hiện tiền, phi thời gian”. 
 
Bởi vậy tôi rất tâm đắc và biết ơn pháp tu Chánh Niệm-Tỉnh Giác thật đơn giản, bình dân, 
thật tự nhiên và hữu hiệu, giúp tôi bước ra kiếp sống.. ''mở mắt mà vẫn cứ say nồng''.*:) happy
Namo Buddhaya.
 

965 lượt xem