TẾT TRUNG THU

Tết, theo nghiên cứu của các nhà sử học, Tết xuất xứ từ Trung Hoa, đọc theo âm Hán là Tiết, là một thời gian quan trọng trong năm. Người ta dùng thời khắc đẹp đẽ, lòng người thanh thản vui vẽ, để gặp gỡ xum họp nhau, mở tiệc ăn mừng hưởng thú thanh nhàn

Tết Trung Thu còn gọi là Tiết Trung Thu – Tết trông trăng, Tết hoa đăng – Tết thiếu nhi, được diễn ra vào ngày Rằm tháng Tám Âm lịch. Tuổi thơ háo hức mong đợi ngày này, trên tay được cầm chiếc đèn ông sao – đèn kéo quân…, họp nhau thành từng đoàn, vừa múa lân – ca hát, được ăn bánh nướng – bánh dẻo, vui chơi thỏa thích

Tết Trung Thu được bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước Trung Hoa. Có ba truyền thuyết hình thành Tết Trung Thu: Hằng Nga Hậu Nghệ, Đường Minh Hoàng (của Trung Hoa), Chú Cuội (của Việt Nam)

“Tùng dinh dinh cắc tùng dinh dinh”

Đây đó tiếng hát tuổi thơ, tiếng trống múa lân rộn rã, những chiếc đèn ông sao – đèn cá chóp… tràn ngập ánh sáng lung linh, nhảy nhót giữa đêm thu, như muốn rời khỏi sơi dây treo để bay vào khoảng trời xanh bao la, hòa quyện cùng ánh sáng trăng rằm, làm nôn nao cả lòng người, như đánh thức – làm sống lại hỉnh ảnh thời trẻ thơ xinh xắn đẹp đẽ trong mỗi lòng người lớn tuổi

Dù cho người đã lớn tuổi hay còn thơ bé, thì hình ảnh ngày Tết Trung Thu, luôn luôn đi vào nỗi nhớ theo cùng năm tháng. Vầng trăng vằng vặc giữa bầu trời trong xanh, ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng giữa đêm rằm, mùi vị thơm ngọt của những chiếc bánh, tình cảm ấm áp bên cạnh những người thân yêu, tất cả như êm ái hòa quyện vào nhau thành một bản trường ca đậm đà tình yêu quê hương bất tận

Trung Thu là hoài niệm một thời dành cho những người lớn tuổi, còn với thiếu nhi, trong đó có cả thanh – thiếu niên, ai ai cũng đều nôn nao háo hức mong chờ để được quay quần bên cạnh những người thân yêu, đón nhận – chia sẻ với nhau tình cảm thương yêu một mùa trăng Trung Thu ấm áp

Trung Thu xưa một thời êm đềm yên ắng, không tất bật lo toan. Trung Thu ngày nay trôi theo dòng chảy phát triển, tuổi trẻ bây giờ được tiếp cận khoa học hiện đại, thay vì được yên vui dưới ánh trăng rằm êm ả. Qua cơn bảo văn minh, tuổi trẻ thời đại vui chơi bằng những trò chơi điện tử màu mè kích thích hơn, được nao nức rộn rã dưới ánh đèn điện sáng choang rực rỡ

Không có cái gì tồn tại với thời gian, những giá trị vốn có của nó dần dần phai nhạt đi vào quên lãng. Với hương vị trinh nguyện còn đọng lại trong nỗi lòng hoài cổ tinh tế, hy vọng bắt kịp dòng chảy thời đại, để Hồn Việt mãi mãi bất tận với thời gian

Di sản: Di là để lại, sản là tài sản. Di sản văn hóa thuộc tính vật lý phi vật thể và vật thể đa dạng. Những sản phẩm vật chất – tinh thần có giá trị văn hóa – lịch sử được xã hội tích lủy thừa truyền – phát triển từ thế hệ này sang thế khác. Sản phẩm văn hóa không phải chỉ nhìn thấy mà còn sờ mó – chạm vào được, là toàn bộ sinh hoạt từ vật chất đến tinh thần, là hơi thở – là sự sống còn, nó chi phối lên suy nghĩ và hành động của từng con người, nó không những chỉ thuộc về mình mà còn cả dân tộc rộng lớn

Gia Đình Phật Tử đồng hành – đi chung con đường dân tộc, người Huynh trưởng GĐPT có trách nhiệm gắn liền với dân tộc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tiền nhân để lại

Nhiều thế kỷ trôi qua, tự thân văn hóa là một cấu trúc đẹp – cân đối – ven toàn. Trong giai đoạn lịch sử hiện tại, văn hóa không còn thu hẹp mà phải được phát triển đến vô ngã. Với khát vọng vươn tới toàn thiện bản sắc dân tộc, thách thức đi tìm – định hướng sống

Tại sao đau khổ luôn luôn chi phối lên thân phận con người ?

Khổ, là một khái niệm, là những cảm thụ khó chịu được gọi là khổ. Khổ không chỉ là một hiện tượng về vật chất mà còn cả về mặt tâm thức, chi phối bởi quy luật thay đổi và biến hoại. Tám khổ: Sinh – Lão – Bệnh – Tử – thương yêu xa lìa khổ – thù ghét gặp nhau khổ – Ngũ uẩn khổ

Sở dĩ đau khổ có ra, nguyên nhân không thích nghi được với cuộc sống. Loài vật sống được dưới mọi hoàn cảnh, do nó thích nghi được trong vô thức – bị động. Con người thì khác, có quan sát – biết tính toán – có tu tập. Để có một đời sống thích nghi hợp lý, phải có một quá trình tổ chức liên tục và kéo dài, nhờ đó mà sự thích nghi có đổi mới – sáng tạo. Kỳ vọng mục đích giáo dục của GĐPT, dưới ánh sáng tuệ giác Phật Đà, đời sống đạo đức – vị tha – nhân chủ được nâng lên – thêm sống động – nẩy nở – thăng hoa

Nguyên Hoàng – Phan Văn Huy Tâm

2874 lượt xem