CẢM NIỆM PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2563
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Phật Đản Phật lịch 2563 trở về với Tăng Ni, Phật Tử Việt Nam và thế giới loài người của chúng ta; là đệ tử xuất gia và tại gia của Đức Thế Tôn, chúng ta lại có cơ hội lắng nghe, học hỏi, chiêm nghiệm lời dạy của Đức Thế Tôn để ứng dụng vào đời sống của mỗi chúng ta:
1. TÂM LÀM CHỦ
Đức Thế Tôn của chúng ta đã từng dạy: “Tâm nghĩ thiện, miệng nói thiện, thân hành thiện, thì thiện nghiệp sẽ xảy ra và thành tựu trong đời sống của mỗi chúng ta, làm cho chúng ta hân hoan với cuộc sống và sống một đời sống có ý nghĩa; Tâm nghĩ ác, miệng nói ác, thân hành ác, mọi ác nghiệp sẽ xảy ra trong đời sống của chúng ta, khiến chúng ta nhàm chán với cuộc sống và luôn luôn đối mặt với một cuộc sống đầy thất vọng và khổ đau.”
Vì vậy, chúng ta cần thanh tịnh tâm ý để cho ba nghiệp của chúng ta ở trong sự an tịnh, dẫn đến đời sống an lạc và cao quý. Nên ai làm chủ được tâm là người ấy làm chủ được điều thiện, tránh xa được điều ác; người ấy sống hạnh phúc và tránh xa mọi khổ đau ngay trong đời sống này.
2. BA CÕI BẤT AN
Đức Thế Tôn đã từng dạy cho các đệ tử của Ngài: “Hãy quán sát ba cõi Dục Giới, Sắc Giới và Vô Sắc Giới là bất an, ví như nhà lửa” để khuyến tấn chúng ta nỗ lực làm những điều đáng làm; nói những điều đáng nói; nghĩ những điều đáng nghĩ; để cùng nhau dập tắt mọi nhân duyên sinh khởi, những ngọn lửa tham dục, hận thù, si mê, mù quáng, kiêu mạn, khiến cho muôn loài chúng sanh đều sống trong ngôi nhà an bình và hạnh phúc.
3. HÃY TỰ MÌNH THẮP ĐUỐC LÊN MÀ ĐI
Đức Thế Tôn từng dạy: ”Hết thảy chúng sinh đều có Phật tính và có khả năng thành Phật như chính Ngài; Như Lai là Phật đã thành, hết thảy chúng sinh là Phật sẽ thành.”
Lời dạy ấy của Đức Thế Tôn đã giúp cho chúng ta thấy được nội lực và tiềm năng lớn lao ở tự thân của mỗi chúng ta và tiềm năng vô hạn nơi hết thảy chúng sinh, để sách tấn chúng ta hãy đứng dậy ngay nơi nội lực hay tiềm năng vốn có của chính mình mà không chạy theo và vay mượn ngoại cảnh để sống, khiến cho chúng ta bị sống trong hoàn cảnh của những kẻ nô lệ, nợ nần, không có chủ quyền, sống thụ động và mất hết tự do.
4. GIỚI LÀ CĂN BẢN CỦA ĐẠO ĐỨC
Đức Thế Tôn dạy: ”Những ai sống đầy đủ Giới Hạnh, đầy đủ Giới Bổn, sống phòng hộ với sự phòng hộ của Giới Bổn, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong các lỗi nhỏ, chơn chánh lãnh thọ và tu học theo Giới. Như vậy, hể đã nói gì, chính duyên ở đây mà nói vậy.”
Và Đức Thế Tôn cũng đã từng dạy: ”Giới chính thuần với căn bản giải thoát, nên ta mệnh danh là Ba-la-đề-mộc-xoa. Nhờ Giới mà phát sinh thiền định và trí tuệ, có năng lực hủy diệt mọi thống khổ… Do đó nên biết, Tịnh Giới là chỗ an ổn nhất, là nơi trú ẩn cho mọi thứ công đức.”
Qua lời dạy của Đức Thế Tôn trong Giới Kinh đã giúp cho chúng ta thấy rõ Giới là căn bản của đạo đức và giải thoát; Giới là nguồn gốc của mọi sự an ổn và phước đức. Vậy, chúng ta muốn thăng hoa bản thân thì phải dựa trên nền tảng của Giới để thăng hoa; muốn an ổn gia đình thì phải dựa trên nền tảng của Giới để mà an ổn; muốn đem lại hòa bình cho xã hội, trật tự cho nhân quần thì đều cũng phải dựa trên nền tảng của Giới.
Phật Đản Phật lịch 2563 đã trở về với hàng đệ tử của Đức Thế Tôn cũng như đối với những ai có lòng tin và sự kính ngưỡng đối với Đức Thế Tôn, thì chúng ta hãy cùng thực tập những gì Ngài đã dạy, trong điều kiện mà mỗi chúng ta đang có thể, để dâng lên cúng dường Ngài trong ngày lễ trọng đại này, ấy là chúng ta làm lễ kỷ niệm Phật Đản của Ngài một cách thiết thực và có ý nghĩa.
Cũng mùa Phật Đản năm này, đại lễ Vesak Phật lịch 2563 của Liên Hiệp Quốc tổ chức ở Việt Nam có ý nghĩa gì?
Với ý nghĩa trí tuệ và từ bi của Đức Phật mà những nhà lãnh đạo thế giới loài người, cụ thể là tổ chức Liên Hiệp Quốc đang ngưỡng mộ và khát khao noi theo trí tuệ và từ bi của Đức Phật để thiết lập một trật tự cho xã hội loài người cùng sống trong hòa bình và an lạc, thống nhất với nhau trong một đời sống đầy sinh lực trí tuệ và từ bi, nhằm hóa giải mọi xung đột về tôn giáo, về ý thức hệ chính trị, giảm thiểu quyền lực quân sự, đưa tới sự phân phối kinh tế hợp lý giữa cung và cầu cho các quốc gia sản xuất và tiêu thụ trên toàn thế giới, không bằng mưu lợi mà bằng trí tuệ và từ bi, để các quốc gia tự ý thức về nội lực và tiềm năng của chính mình nhằm đóng góp vào nền hòa bình của thế giới.
Lại nữa, đại lễ Vesak là đại lễ hợp nhất 3 ngày lễ lớn của Phật Giáo gồm: ngày Phật đản sinh, ngày Phật thành đạo và ngày Phật nhập Niết Bàn.
– Ngày Phật đản sinh là tiêu biểu cho ngày Đức Phật có mặt giữa cuộc đời để “hàn gắn lại những gì đã bị đổ vỡ cho nhân loài; dựng đứng lại những gì bị xiêu vẹo; bật ngọn đèn cho mọi người thấy; dẫn đường cho mọi người đi.” Vì vậy, ngày Phật Đản là ngày Tăng Ni, Phật Tử Việt Nam và thế giới kỷ niệm ngày Ứng Hóa Thân của Đức Phật xuất hiện giữa cõi đời từ đại nguyện Bồ-đề để làm lợi ích cho đa số.
– Ngày Phật thành đạo là ngày Tăng Ni, Phật Tử Việt Nam và thế giới làm lễ kỷ niệm sự thành tựu viên mãn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, viên mãn đối với Báo Thân, nghĩa là ngày Ngài chứng giác ngộ Vô Thượng Bồ-đề từ tu nhân trí tuệ và từ bi.
– Ngày Phật nhập Niết Bàn là ngày Tăng Ni, Phật Tử Việt Nam và thế giới làm lễ kỷ niệm sự nghiệp hoằng pháp độ sinh của Đức Phật đến chỗ hoàn thành viên mãn. Ấy là kỷ niệm ngày Đức Phật thể nhập Đệ Nhất Nghĩa Đế, nghĩa là ngày đánh dấu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni viên mãn Thanh Tịnh Pháp Thân.
Nên đại lễ Vesak đối với Tăng Ni, Phật Tử Việt Nam và thế giới không phải là ngày lễ hội văn hóa đơn thuần; lại càng không phải là ngày lễ hội văn hóa tâm linh, mà ngày mở đầu cho đời sống trí tuệ và từ bi đầy sinh lực, nhằm đưa chúng sinh thoát khỏi đêm dài tâm tối của tham dục, thù hận và si mê; khẳng định tiềm năng và những giá trị cao đẹp, tuyệt hảo vốn có nơi con người và chúng sinh, giúp con người tự mình đứng dậy, tháo tung mọi lưới võng tà kiến, mọi xiềng xích chấp ngã để bước tới với đời sống tình tự của con người đầy đủ nhân tính để thăng hoa thành Phật tính. Và ngày ấy cũng là ngày Tăng Ni, Phật Tử Việt Nam và thế giới kỷ niệm ngày Đức Phật sinh mà bất sinh giữa dòng sinh diệt thế gian; ngày Đức Phật diệt độ mà bất diệt giữa dòng sinh diệt của cõi đời.
Với ý nghĩa ấy, Tăng Ni, Phật Tử Việt Nam và thế giới qua đại lễ Vesak tổ chức tại Việt Nam “nguyện sửa mình ngày thêm tinh khiết” đúng trong giới luật của Phật dạy, để xứng đáng đứng vào tịnh địa của Phật Giáo, góp phần vào sự nghiệp trí tuệ và từ bi, đem lại hòa bình cho nhân loại, bảo vệ môi sinh làm chỗ an toàn cho muôn loài chúng sinh sống an toàn trên hành tinh trái đất này.
THÍCH THÁI HÒA
THOUGHTS OF THE BUDDHA’S BIRTHDAY
BUDDHIST CALENDAR 2563
NAMO SHAKYAMUNI BUDDHA
The Buddha’s Birth Day is returning to all monks, nuns and Buddhists in Vietnam as well as all human beings in the world. Being the Buddha’s disciples, monks, nuns and lay people alike, we again have chance to listen to, study, and experience the Buddha’s teachings so as to apply them into our daily life.
1. MIND AS MASTER
The Buddha teaches: “The mind thinks of good things, the mouth says good things, the body does good things; as a consequence, good karma will arise and be accomplished in the life of every one of us, thus making us happy with life and helping us to lead a meaningful life; The mind thinks of bad things, the mouth says bad things, the body does bad things; as a consequence, bad karma will happen in the life of every one of us, thus making us annoyed with life and facing a life full of disappointment and misery”.
Therefore, we should purify our mind and thought so that our three kinds of behaviour can stay in peace, thus making our life peaceful, happy and noble. Those who control their mind can control their good things and avoid bad things; they will live happily and avoid all sufferings right in this life.
2. THREE UNSAFE REALMS
The Buddha teaches: “Please realize that the three realms of Passions, Form or Beauty, No-Form or No-Beauty are unsafe, like houses on fire”, so as to encourage ourselves to make efforts to do what need to do, to say what need to say, and to think of what need to think of, so that we can wipe out any cause and condition, flames of greed, passion, hatred, anger, ignorance and arrogance, thus making all beings able to live in a safe and happy house.
3. LIGHT YOUR TORCH YOURSELF TO MOVE FORWARD
The Buddha teaches: “All kinds of beings obtain nature of buddhahood and are able to become buddhas like the Buddha himself; Tathagata has become a buddha, all beings will become buddhas in the future”.
The Buddha’s teaching encourages us to realize our potentials and internal power within ourselves as well as unlimited potentials within all beings so that we are motivated to stand up right from our own internal power or potentials to build up our life without looking for or borrowing from external assistance, which forces us to become debtors of any kind who can not control ourselves and who live passively without any freedom.
4. SILA OR PRECEPTS TO BE FUNDAMENTAL TO MORALITY
The Buddha teaches: “People who obtain a life full of precepts and virtues and live up to the precepts they vow to follow and behave under the protection of the precepts, show to live virtuously in a strict and thorough way. They realize danger in each minor error and are willing to receive precepts and behave up to the precepts. Therefore, anything thought of, spoken out and done has to originate from this basis”.
And the Buddha teaches: “Sila is fundamental to enlightenment, therefore I am supposed to be Pratimoksa. Thanks to Sila, we can develop meditation and wisdom, thus enabling us to eradicate all sufferings… Therefore, we should know that Sila is the origin of all kinds of good conducts”.
From the teachings, we can find that Sila is fundamental to all virtues and enlightenment; Sila is the origin of all peace, blessings, and virtues.
Therefore, if we wish to improve ourselves, we have to base ourselves upon the practice of Sila; if we hope to make our family life peaceful, we have to base ourselves upon the practice of Sila; and if we desire to bring peace to the society and order to humans, we have to base ourselves upon the practice of Sila.
The Buddha’s Birth Day, Buddhist Calendar 2563, has come back to all the disciples as well as to those who have belief in and admiration for the Buddha, we should then practice what the Buddha has taught to all of us within our possible conditions so as to offer what we have obtained from our dharma practice to the Buddha. That is the way we celebrate this great event in an effective and significant way.
Together with the Buddha’s Birth Day, the event of Vesak, Buddhist Calendar 2563, is currently organized in Vietnam by the United Nations. How significant is this event?
With the significance of the Buddha’s wisdom and compassion that is admired and unanimously followed by world leaders, concretely by those in the United Nations, it is therefore necessary to establish a new order for the human society in which all people co-exist in peace and happiness, and in which human life is full of sources of the Buddha’s wisdom and compassion so as to settle down all conflicts on religion affairs and political ideologies, reduce military power, thus leading to the balanced distribution between supply and demand for all the countries that produce and consume, not by deceptive tricks but by wisdom and compassion so that all nations are able to realize their own internal power and potentials for the purpose of contributing to world peace.
Moreover, Vesak is a three-in-one event in which three great days of Buddhism are included: the Buddha’s Birth Day, the Buddha’s Enlightenment Day, and the Buddha’s Day of Entering Nirvana.
The Buddha’s Birth Day is a day on which the Buddha exists in this life: “to heal what is broken down and destroyed for human beings; to set straight again what is tottering; to turn on the light for everybody to see; to show them the right direction”.
Therefore, the Buddha’s Birth Day is the day when monks, nuns and Buddhists in Vietnam and the world welcome the day on which the Buddha incarnated and transformed himself into this secular earth from the Bodhi vow to benefit the majority.
The Buddha’s Enlightenment Day is the day on which monks, nuns and Buddhists in Vietnam and the world celebrate the comprehensive accomplishment of Sakya Muni Buddha, of the incarnation body of the Buddha to obtain enlightenment from his vow of practicing wisdom and compassion.
The Buddha’s Day of Entering Nirvana is the day when monks, nuns and Buddhists in Vietnam and the world celebrate the completion of the Buddha’s cause of propagating the Dharma. That is the celebration of the day when the Buddha obtains the supreme truth and Dharmakaya or dharma body.
Therefore, Vesak is neither a cultural event nor spiritual cultural one, but it is a day that marks the beginning of a life full of wisdom and compassion for the purpose of assisting human beings to escape the long and dark night of greed and lusts, hatred, anger, and ignorance, confirming potentials and noble values inherently present in humans and other beings and encouraging them to stand up and remove all nets of false beliefs and all yokes of ego attachment and, as a result, to become humans full of humanistic nature and then rich in nature of Buddhahood. Also, this is an occasion we Buddhists celebrate both the birth and the non-birth of the Buddha in the stream of life and death of the earth; both the extinction of reincarnation and immortality of the Buddha in the stream of life and death of this secular life.
Bearing such significance in mind, monks, nuns and Buddhists alike in Vietnam and the world are willing through celebrating Vesak to “improve ourselves so as to become purer” in accordance with the precepts set by the Buddha. By so doing, we are worthy of the Buddha;s disciples, quite eligible for living in the pure land of Buddhism, thus contributing to the cause of wisdom and compassion, bringing peace to mankind, protecting environment and developing this planet into a safe shelter for all kinds of beings.
THICH THAI HOA
Chuyển ngữ: Nguyên Dung
1552 lượt xem
Tin khác
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN TĂNG THỐNG HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM TRUNG ƯƠNG ———oOo——— THÔNG ĐIỆP PHẬT ĐẢN Phật lịch 2568 Kính gửi: Chư Tôn Đức…