Nguyên Lễ – Trần Công Lộc

(HTr cấp Dũng GĐPT Việt Nam)

     Tôi đã ra thăm miền Bắc 2 lần . Lần đầu vào năm 1985, đi theo phái đòan Sở Giáo dục Thuận Hải.Lúc đó đất nước còn nghèo, chưa phát triễn. Đòan gồm khỏang hai mưoi mấy người, đi xe Hải Âu.(lúc đó phần lớn là “xe than”), Đường rất xấu, từ Nam ra Bắc còn sử dụng đường cũ từ thời Pháp thuộc nên xe rất xôc. Một số người trong đòan mua theo đường, xòai , nước mắm… để ra Bắc bán kiếm lời Trên đường đi, quan sát thấy dân chúng các tỉnh còn rất nghèo. Ngang qua Đồng Hới còn  đồng khô cỏ cháy , không như bây giờ là một thành phố sầm uất. Ra đến Hà Nội ờ lai tại Bộ Giáo dục. Thăm một số thắng cảnh ở  Hà Nội như Hồ Tây, Văn miếu, chùa Một cột …. Lúc đó ở Hà Nội cũng còn rất nghèo. muốn uống bia phải xếp hàng để mua một cốc bia hơi. Tôi có đến thăm  chùa Quán Sứ, lúc đó các Thầy mặc áo Sơ mi nâu và ăn mặn.

      Lần thứ hai vào năm 2002, đi theo phái đòan Phật giáo tỉnh Ninh Thuận, có cả anh Thị Đề.. Lần đó thăm được nhiều chỗ như ,  chùa Đậu, Văn miếu, chùa Hương, Yên Tử … , có đến biên giới phía bắc (Cột Km số 0) mà thấy buồn. Từ nhỏ học trong sử đến thuộc lòng là đất nước ta hình chữ S trãi dài từ Ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu. Thế mà bây giờ Ải Nam Quan lại ở tân bên Trung Hoa. (Xem bài Đường về Yên Tử)

***

Ngày 12/3/2018 :Hành trình ra đất Bắc

     Lần này (2018) đi với anh Nguyên Hạnh và chị Diệu Quang.theo lời mời của em Hùynh  và một số Huynh trưởng ở ngòai Bắc.Mọi việc chuẩn bị cho cuộc hành trình đều do anh Nguyên Hạnh lo liệu

     Theo truyền thống hằng năm sau mấy ngày tết là Gia Đình Phật Tử Ninh Thuận  tổ chức lễ Cầu an và Hội  nghị Huynh trưởng thường niên. Năm nay buổi lễ được tổ chức vào ngày 24/01/Mâu Tuất (11.03.2018). Sau khi tổ chức lễ cầu an vào buổi sáng xong thì đến 21 giờ  vào Sài Gòn để ngày mai đi Hà Nội. Mới 10 giờ 30 sáng 12/3/2020 đã đến  sân bay Tân Sơn Nhất rồi, thế mà mãi đến 14 giờ 30 mới khởi hành. Đến 16 giờ 30 máy bay hạ cánh xuống sân bay Nội Bài. Ở đây đã có em Hùynh đem xe tới đón Em đưa đòan về nhà em ở làng Lộc Hà – Đông Anh – Hà Nội. Trên đường về nhà ,em giới thiệu một số làng của các nhà văn  xưa như Nam Cao, Ngô Tất Tố … Đến 17 giờ 30 mới về đến nhà. Nhà em Hùynh cũng khà rộng, có hai tầng mà chỉ có hai vợ chồng. Vợ Hùynh là em Tuyền, đi làm cả ngày, tối mới về nên Hùynh phải  lo việc bếp núc. Một lúc sau thì  bửa cơm  cũng đã chuẩn bị xong. Tuy bửa cơm đơn giản nhưng rất ngon, ấm áp tình Lam. Anh em ngồi uống trà, hàn huyên tâm sự đến gần khuya mới đi ngủ .

Ngày 13/3/2018 Thăm chùa Yên Thiên Long, chùa Sùng Hột

       Ngày 13/03/2018, dậy sớm, uống trà, cà phê, ăn sáng  đến 08 giờ thì Hùynh hướng  dẫn đến  thăm chùa Yên Thiên Long. Đây là một  ngôi cổ tự thuộc thôn Yên Nhân, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh – Hà Nội. Chùa khá rộng , nhiều công trình phần nhiều làm bằng gỗ quý. Năm 1947, trong tiêu thổ kháng chiến chùa bị hư hại hòan tòan, chỉ còn hai ngôi tháp cồ của 2 vị tổ sư.. Đến năm 2005 , được thầy Thích Minh Nghiêm phục hưng lại . Năm 2015 mới hòan thiện nên được khang trang như ngày nay. Hiện nay chùa do Ni Sư Thích Nữ Hải Quang (Đệ tử Sư bà Hải Triều Âm và em thầy Bảo Nghiêm ) trú trì. Đòan đến chào Ni sư rồi xin phép tham quan chùa, chụp một số kiểu ảnh. Đặc biệt chùa này có bàn thờ riêng thờ Sư bà Hải Triều Âm , có đúc tương của Sư bà. Sư bà Hải Triều Âm trước đây là Nguyễn Thị Ni (thường gọi là chị Ni ), đã thành lập nhiều Gia Đình Phật Tử ở Hà Nội, Hải Phòng. Năm 1951 đại diện Huynh trưởng miền Bắc vào dự Đại hội Gia Đình Phật Tử tại chùa Từ Đàm. Sư bà quy y  với Đại lão Hòa thượng Thích Mật Ứng , được ban pháp danh Hải Triều Âm, , sau đó xuất gia với Hòa thượng  Thích Đức Nhuận. Năm 1954 di cư vào Nam ở chùa Dược Sư – Gia Định .Sau 5 năm nhập thất ờ chùa Vạn Đức – Thủ Đức rồi lên Lâm Đồng nhập thất 7 năm ở  Tịnh Thất Linh Quang – Phú An – Đức Trọng. Sư bà , là một Trưởng lão Ni đóng góp nhiều cho Phật giáo. Ngày 31/07/.2013, Sư bà thu thần thị tịch tại chùa Dược Sư – Đai Ninh – Đức Trọng – Lâm Đồng, trụ thế 94 năm, hạ lạp 60 năm. Ni sư trú trì cùa Yên Thiên Long rất thương Gia đình Phật tử nên GĐPT Đức Hương cũng thường đến đây sinh họat.

       Sau khi thăm chùa, đãnh lễ Sư bà Hải Triều Âm, chúng tôi đến cảm ơn và chào Ni sư trú tri để qua thăm chùa Sùng Hột. Chùa còn có tên gọi là chùa Me, có lẽ vì tọa lạc ở làng Me, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Trú trì là Ni sư Thích Nữ Đàm Sơn. Ni sư Đàm Sơn trước tu ở TV Viên Chiếu sau đó ra nhận trú trì chùa Sùng Hột nên biết khá rõ về Gia đình Phật tử.Khi chúng tôi đến thì Ni sư đi vắng, chỉ có các Huynh trưởng và một số đòan sinh GĐPT Đức Hương đón. Huynh trưởng có  : chị Thư (Bảo trợ), chị Phương (Gia trưởng), chị Trang, chị Dung, chị Phiên , chị Thúy, chị Thơm (Con chị Phượng), chị Vân, anh Quý, anh Nghĩa. Các anh chị và các em chuẩn bị một bửa cơm trưa tại chùa khá chu đáo.

Thăm Chùa Quan Độ, Đền Tướng Quốc, chùa Vĩnh Lại

       Ăn xong, nghỉ ngơi một lúc , đến 14 giờ 30, chúng tôi đến thăm chùa Vĩnh Phúc. Chùa còn có tên là chùa Quan Độ hay chùa Tháp. Chùa Vĩnh Phúc là một ngôi cổ tự tọa lạc tai thôn Quan Độ, xã Vân Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Sau nhiều biến cố lịch sử, chùa bị hư hại năng. Mãi đến năm 2003, khi thầy Thích Thiện Hạnh  về trú trì, chùa mới được trùng tu. Đặc biệt là khi vào cổng chùa có một ngôi tháp rất đẹp. Đó là ngôi “Phật Quang Bảo tháp”   Bên cạnh chùa Vĩnh Phúc có đền “Tướng Quốc” , còn có tên là “Quốc tướng linh từ” thờ vua Hùng và các vị danh nhân văn hóa, các danh  tướng  như Nguễn Trãi, Nguyễn Huệ, Trần Hưng Đao…Cạnh đền có “Thánh Quang Bảo tháp Đại Bi” cao 15 tầng. Sau đó qua thăm chùa Vĩnh Lại. Chùa Vĩnh Lại tọa lạc tại thôn Phù Khê Đông, xã Phù Khê, Thị xã Từ Sơn – Bắc Ninh., được xây dựng từ thời nhà Đinh. Trước cổng Tam quan có một cây đa cổ thụ rất lớn. Ngôi chánh điện được làm bằng gỗ soan.. Trú trì là Ni  sư Thích Nữ Thiện Hạnh. Làng Phù Khê là một làng gỗ mỹ nghệ, có lịch sử hơn 700 năm. Ở đây có nhiều nghệ nhân giỏi  đã xây dựng nhiều chùa, tháp nổi tiếng như chùa Bút Tháp, chùa Tây Phương, đình làng Đình Bảng …. . Có truyền thuyết làng mỹ nghệ này có từ thời An Dương Vương xây thành Cổ Loa. Nhưng được hưng thịnh từ thời nhà Lý và phát triễn mạnh từ năm 1990.

                   “ Hà Nội thêu quạt, thêu cờ

                      Phù Khê chạm trổ  ngai thờ nhà vua”

       Hiện nay ở chùa Vĩnh Lại  có Gia đình Phật tử  Đức Trì sinh họat. Gia trưởng là bác Trọng. Sau khi thăm chùa bác Trọng mời về nhà ăn cơm tối.  Ăn xong  đi thăm một số nhà của Huynh trưởng như nhà anh Quý-chị Trang ; anh Nghĩa-chị Dung. Các anh chị đều là Huynh trửong. và đều làm nghề mỹ nghệ  gỗ và hầu như cả làng đều làm nghề này. Tối nay về ngủ lại nhà Hùynh 

Ngày 14/3/2018 : Thăm mộ Bác Thám, chùaKhánh Long, chùa Bổ Đà :                    Sáng sớm ngày 14/03, sau khi uống trà, ăn sáng xong là đòan đến thăm mộ Bác Lê Đình Thám ở nghĩa trang Mai Dịch. Bác Tâm Minh – Lê Đình Thám là người đã sáng lập ra Gia Đình Phật  Tử. Trong phong trào Chấn hưng Phật giáo, Bác rất quan tâm đến tuổi trẻ. Tại  Đại hội đồng Tổng Trị Sự Phật Giáo năm 1938, Bác đã dõng dạc tuyên bố :”Không có một thành tựu  nào miên trường mà không nhắm  đến hàng ngủ Thanh Thiếu niên. Vì họ là những người tiếp nối sự nghiệp Phật giáo trong mai hậu”. Và từ đó Sen Trắng nẩy mầm hình thành những tổ chức Phật giáo tuổi trẻ : Đòan Thanh niên Phật học Đức Dục, Gia Đình Phật hóa phổ rồi Gia Đình Phật tử. Chúng tôi dâng hương tưởng niệm Bác rồi chụp một số hình lưu niệm  Sau đó đến thăm chùa Khánh Long  . Chùa Khánh Long còn gọi là chùa Tràng, tọa lạc ở Thị trấn Lục Nam – Hà Nam.. Chùa được xây dựng từ thời nhà Trần, nhưng cũng như nhiều ngôi chùa khác, qua các biến cố lịch sử chùa bị hư hại năng. Năm 2010, đại đức Thích Tâm Tuệ từ Huế ra mới kiến tạo lại nên chùa có lối kiến trúc mang âm hưởng xứ Huế. Hiện nay Ni sư Thích Nữ Đàm Thiện trú trì. Ni sư rất thương Gia đình Phật tử nên tạo mọi điều kiện cho GĐPT sinh họat. Gia đình Phật tử ở đây chưa mặc đồng phục GĐPT mà chỉ mạc áo nhật bình lam để sinh họat và thường xuyên mở nhiều khóa tu , lễ Vu Lan bông hồng cài áo … cho đòan viên Gia đình Phật tử và các sinh viên, học sinh . Các anh chị Huynh trửong như chi Mai Thị Hồng, anh Phạm Quốc Trang rất nhiệt tình. Nhiều Huynh trưởng là giáo viên nên rất thuận tiện trong việc sinh họat. Hôm đó đã hết tết rồi mà Ni sư trú trì còn mừng tuổi năm mới chúng tôi. Trưa đó Ni sư đã đãi chúng tôi một bửa ăn rất thịnh sọan.

      Đến 14 giờ, chúng tôi đến thăm chùa Bổ Đà, . Chùa Bổ Đà còn có tên gọi là chùa Bổ hay chùa Tam Giáo. Tên chữ là  Tứ Ân Tự. Chùa tọa lạc trên núi Phượng Hòang (Bổ Đà sơn) bên bờ sông Cầu , thôn Thường Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên – Bắc Ninh.(Kinh Bắc xưa). Đó là một ngôi chùa độc đáo thuộc dòng Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Chùa rất nổi tiếng nên người Bắc Giang có câu :

                         “ Thứ nhất là chùa Đức La (chùa Vĩnh Nghiêm)

                            Thứ nhì chùa Bổ, thứ ba chùa Tràng »

        Theo truyền thuyết, vào thế kỷ XI, dưới chân núi Phượng Hòang có một gia đình tiều phu gồm hai vợ chồng trên 40 tuổi mà không có con. Một hôm người chồng vào núi kiếm củi, gặp một cây thông già. Khi dùng búa bổ vào cây thông vừa niêm đức Quan Âm, thì mỗi nhát búa lai văng ra một đồng tiền. Sau đó được 32 đồng tiền. Lấy làm lạ, người tiều phu đến hỏi một vị cao tăng thí vi cao tăng này nói :”Đức Quan Thế Âm có 32 diều ứng”:. Người tiều phu liền khấn :”Nhược bằng đức Phật Quan Âm phù hộ cho con sinh được con trai thì con sẽ xây dựng ở đây  một ngôi chùa thờ Phật”. Quả nhiên , sau đó người tiều phu sinh được một cậu con trai. Rồi gìành giụm một ít tiền dưng lên một am tranh nhỏ ngay gôc cây thông già. Dần dần nhiều người qua lại, lễ bái, cầu nguyện và việc gì cũng được tọai nguyện nên trở nên nơi danh lam thắng cảnh. Chùa Bổ Đà được xây dựng từ thời nhà Lý. Trong thời kỳ chiên tranh Việt – Tống, (1077), Lý Thường Kiệt đã đánh thắng lẫy lừng quân Tống ở nơi đây. Đến triều nhà Lê chùa được xây dựng lại. Chùa Bổ Đà là một trong những ngôi chùa còn giữ được kiến trúc truyền thống Việt cổ. Chùa còn giữ được nhiều pháp khí, tài liệu quí hiếm  có giá trị. Đặc biệt là bộ kinh khắc trên 2.000 tấm gỗ thị  vào khỏang năm 1741 . Bộ kinh này được khắc không lâu so với bộ kinh Pháp Hoa cũng khắc trên gỗ thị, hiện nay được lưu giữ tại chùa Phật Quang – Phan Thiết. Bộ kinh được khắc trong 28 năm từ 1706 đến 1734. Chúng tôi cũng không thể không đến thăm một điểm đặc biệt là khu  Vườn tháp nổi tiếng lớn nhất Việt Nam với 100 tháp thờ xá lợi, tro cốt của hơn 1.000 vị tăng ni. Mỗi tháp thờ từ 4 đến 26 vị. Tháp tăng, trên đỉnh có bình Cam lồ; tháp ni, trên đỉnh có hình búp sen. Hiện nay trú trì chùa là Đại đức Thích Trúc Vinh.  Chúng tôi đến thăm chùa khá lâu, mãi đến hơn 17 giờ mới trở lại chùa Khánh Long. Sau khi cơm nứoc xong, đến 20 giờ 30 thì GDPT Lục Nam tổ chưc lửa trại. dưới hình thức đạo tràng. Có thỉnh Ni sư trú trì chứng minh. và nói chuyện với đòan sinh. Buổi lửa trại tuy đơn giản nhưng cũng khá vui, gây được một ấn tượng cho Huynh trưởng và khỏang 50-60 Đòan sinh. hiện diện. Huynh trưởng thì có anh Trang (GV), chị Hồng (Dược sĩ), chị Xuyến (GV), chị Tình (GV) và một số anh chị khác. Tối hôm đó về ngủ tại nhà Hùynh.

Ngày 15/3/2018 : Thăm chùa Vĩnh Nghiêm, Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hòang, Đền Đô, chùa Cổ Pháp, chùa Tiêu

           Dân gian có câu :

                  “Ai qua Yên Tử, Quỳnh Lâm

                    Vĩnh Nghiêm chưa tới, thiền tâm chưa thành”

        Cho nên chúng tôi không thể không đến thăm chùa Vĩnh Nghiêm Chúng tôi đến chùa lúc 08 giờ ngày 15/3/2018. Một hình ảnh đập ngay vào mắt chúng tôi là chùa còn giữ được nét cổ xưa, không phải được xây dựng lai theo lối kiến trúc hiện đai như nhiều ngôi chùa khác.Chỉ có một ngôi nhà kiến trúc theo lối hện đại bên cạnh chùa với kinh phí 32.800 tỉ đồng.Chùa Vĩnh Nghiêm còn có tên gọi là chùa Đức La vì tọa lạc tại thôn Đức La, xả Trí Yên, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chùa nằm trong  một  khuôn viên khá rộng, đến 1 ha nằm giữa hai con sông  Lục Nam và sông Thương. Bao quanh chùa là những cảnh núi non trùng điệp. Đặc biệt là núi Cô Tiên, gần đó là đền Kiếp Bạc, vương phủ của Trần Hưng Đạo. Chùa được xây dựng từ thới vua Lý Thái Tổ, đến đời vua Trần Thánh Tông được trùng tu và ngày càng trở nên nguy nga. Bao quanh chùa là những lũy tre dày đặc. Ở sân chùa có dựng bia đá lớn gồm 6 mặt. Phía trứơc bia là khu tháp mộ của 5 vị sư.. Chùa được kiến trúc theo bản sắc Phật Việt. Chùa Vĩnh Nghiêm là Trung tâm Phật giáo thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Vì vây chùa có nhà thờ Tổ thờ 3 vị tổ của Thiền phái là Phật hòang Trần Nhân Tông – Pháp Loa – Huyền Quang mà không thờ Ngài Bồ Đề Đạt Ma như những ngôi chùa khác. Chùa còn lưu giữ nhiều di sản có giá trị. Đặc biệt la kho mộc bản khắc trên gỗ thị gồm 34 đầu sách với 3.000 bản khắc.. Thiền sư Vạn Hạnh là vị trú trì đầu tiên.của chùa này. Chùa rộng và có nhiều di tích lịch sử nên chúng tôi thăm và chụp hình khá lâu, mãi đến 11 giờ 30 mới đến thăm Thiền viện Trúc Lâm Phượng Hòang. Thiền viện được xây dựng năm 2011 tại thôn Minh Phượng, xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Thiền viện ở trên đỉnh núi Non Vua, là dãy núi cao nhất trong dãy Nham Biền. Đi từ dưới chân núi lên đến sân chùa phải trèo lên 300 bậc đá. Trên đỉnh núi có giếng trời quanh năm có nước trong mát.. Dưới đời nhà Trần, vùng Nham Biền là điền trang thái ấp của Thái sư Trần Thủ Độ. Theo truyền thuyết : xưa kia có môt vị quân vương đến đây thấy phong cảnh đẹp, muốn đóng đô nơi này để mở mang cơ nghiệp. Lúc ấy có 100 con chim phượng từ đâu bay về, mỗi con đâu trên một ngọn núi. Riêng con chim đầu đàn  vì không có chỗ đậu nên vỗ cánh bay đi, cả đàn cũng bay theo . Nhận thấy đàn chim thiệng “tỏ ý” như thế nên nhà vua thở dài, biết là vùng đất này đẹp nhưng không phải là “cuộc đất” làm nơi đế đô nên buộc phải đi nơi khác. Nơi đức vua đúng lúc đó là chỗ cao nhất nên gọi là Non Vua. Năm 2011, Thầy Kiến Nguyệt trú trì Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đứng ra xây dựng. Lúc chúng tôi đến chùa cũng còn đang thời kỳ xây dựng, chưa hòan thành, dự kiến cuối năm 2018 mới xong. Chúng tôi đến Thiền viện gặp Thầy Thích Thanh Trí. Trước khi xuất gia thầy là anh Lê văn Lợi, một Huynh trưổng sinh họat ở Bình Thuận rồi vào Sài Gòn sinh họat ở Ban Hướng Dẫn Quãng Đức. Chúng tôi rất vui mừng là gặp được nhau sau một thời gian khá dài nhưng thầy vẫn còn nhớ rõ và nhắc lại những kỷ niệm xưa. Chúng tôi hàn huyên tâm sự khá lâu, sau đó thầy mời dùng cơm trưa. Theo quy lệ của thiền viện là ăn theo lối buffet và ăn trong chánh niệm . Ăn trưa xong, nghỉ ngơi đến 14 giờ thì từ giả thầy để đến thăm Đền Đô

      Đền Đô hay là đền Lý Bát Đê, còn gọi là Cổ Pháp Điện.là một quần thể kiến trúc tín ngưỡng thờ 8 vị vua của triều nhà Lý :

  1. Lý Thái Tổ     ( 1009-1028) tức Lý Công Uển
  2. Lý Thái Tông  (1028-1054)
  3. Lý Thánh Tông (1054-1072)
  4. Lý Nhân Tông (1072-1128)
  5. Lý Thần Tông (1128-1138)
  6. Lý Anh Tông (1138-1175)
  7. Lý Cao Tông (1175-1210)
  8. Lý Huệ Tông (1210-124)

     Đền Lý Bát Đế thuộc khu Phố Thượng, phường Đình Bảng, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.; thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp – Từ Sơn.. Cổ Pháp thuộc vào làng “Tam Cổ” ( Cổ Bi – Cổ Loa – Cổ Pháp. Đây là vùng vượng khí linh thiêng. . Đền được xây dựng từ năm 1030 thời vua Lý Thái Tông. Sau nhiều lần trùng tu , sửa chữa và lần trùng tu lớn nhất là vào đời vua Lê Kính Tông (1602). Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, quan Pháp đã tàn phá nhiều di sản văn hóa của chùa. Đến năm 1989 mới được xây dựng lại. Đền được chia làm hai khu vực : Nội thành và Ngọai thành.. Cổng vào Nội thành có chạm hình 5 con rồng nên gọi là “Ngũ Long Môn”. Chánh điện thờ vua Lý Thái Tổ. Bên trái có bảng “Chiếu dời đô”. Bên phải là bảng ghi bài thơ “Nam quốc sơn hà Nam đế cư …. “ Phía sau là Cổ Pháp Điện đặt ngai thờ , bài vị và tượng của 8 vị vua.. Bên trái chánh điện có đền thờ các quan võ : Lê Phụng Hiến, Lý Thường Kiệt, Đào Cam Mộc. Bên phải là đền thờ các quan văn : Tô Hiến Thành , Lý Đạo Thành. Ngòai ra còn có đền thờ Lý Chiêu Hòang, còn gọi là đền Rồng. Khu ngọai thành có Thủy đình  dựng trên hồ bán nguyệt. Phía trước là sông  Tiêu Tương . Nơi đây có huyền thọai về câu chuyện Trương Chi – Mỵ Nương.

      Sau khi thăm Đền Đô khá lâu, chúng tôi qua thăm chùa Cổ Pháp.

      Chùa Cổ Pháp còn gọi là chùa Tương Giang, chùa Ứng Tâm. Chùa Lục Tổ,  nhưng người ta thường gọi là chùa Dận. Chùa tọa lạc tại khu phố Đại Đình, phường Tân Hồng, TX Tư  Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tương truyền rằng, khỏang năm 785 tổ sư Định Không dựng chùa Quỳnh Lâm, lúc đào móng được một bình hương và 10 chiếc khánh đồng. Tổ sư sai người đem xuống sông rửa thì một chiếc rơi xuống , trôi liệng mãi đến khi chạm đất mới đứng im. Tổ sư nói : “Thập khẩu là 10 cái miệng.. Chữ Thập đặt trên chữ Khẩu là chữ Cổ. Thủy khứ là xuống nước. Chữ Thủy đặt cạnh chữ Khú là chữ Pháp. Cho nên Ngài đã đặt tên Cổ Pháp thay cho tên hương Diễn Uẩn trước đó. Trong chùa còn có đền Lý Triều Quốc Mâu, thờ bà Phạm Thị là thân mẫu của Lý Công Uẩn. Cũng như nhiều ngôi chùa khác, trong thời ký kháng chiến chống Pháp, quân Pháp đã pha hủy ngôi chùa. Đến năm 1998, Thầy Thích Thông Giác mới xây dựng lại.

Khi nghe tên chùa Dân , chúng tôi rất thắc mắc tại sao lại có cái tên như vậy. Chúng tôi tìm hiểu thì biết rằng chùa này là nơi đã sinh ra Lý Công Uẩn. nên dân gian gọi là chùa Rặn (Rặn đẻ). Rồi dần dần gọi chệch ra là chùa Dận.

        Tiếp đến, tuy đã  xế chiều nhưng chúng tôi không thể không đến thăm một danh lam cổ tự  nổi tiếng. ,đó là chùa Tiêu.thờ Thiền sư Vạn Hạnh, một tên tuổi đã gắn liền với trại huấn luyện của GĐPT Việt Nam .Chùa Tiêu nằm ở lưng chừng núi Tiêu Sơn, quanh năm cây cối bao phủ u tịch. Phía dưới là giòng sông Tiêu Tương. Chùa có tên chữ là “Thiền Tâm Tự” , ở xã Tương Giang, TX Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa có từ thời Tiền Lê. Nơi đây TS Vạn Hạnh đã nuôi dạy Lý Công Uẩn, sau này đã xây dựng nên cơ nghiệp nhà Lý. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay chùa còn giữ được nhiều di sản, cổ vật rất quý.và nhiều truyền thuyết , giai thọai. Đặc biệt là xá lợi tòan thân của thiền sư Như Trí . Theo Sư bà Đàm Chính – trú trì của chùa – kể : Một lần, tình cờ lên thăm  khu mộ tháp , khi đến tháp Viên Tuệ ,nhìn qua he hở do một viên gạch rơi ra, Sư Đàm Chính nhìn vao trong thấy một người đang ngồi kiết già trong tháp. Sư giật mình súyt ngã, bèn lấy viên gạch bít lại và định chôn chắt chuyện này, không nói lai với ai. Thế nhưng, một lần có một người chăn trâu lên tháp định tìm vàng, bạc, của quý. Ông đem cây chọc thủng vào tháp và trúng vào mắt của pho tượng, sau đó ông bị bệnh và việc này loan truyền đi khắp nơi.  Sư bà nghĩ là không thể giấu kín việc này nên đã  trình báo với Hòa thượng Thích Thanh Từ. Hòa thượng cho người ra xem và nhờ TS Nguyễn Lân Cường tu bổ, bảo quản năm 2004.. Hiện nay, nhục thân của HT Như Trí được thờ trong chùa. TS Như Trí nối pháp với TS Chân Nguyên thuộc Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.. Thiền sư có công khắc in bộ Thiền Uyển Tập Anh. Lúc chúng tôi đến thì không có  Sư bà Đàm Chính ở chùa. Đợi một lúc sau mới thấy Sư bà từ dưới cổng  đi lên theo một bậc cấp khá cao.. Sư bà đã 90 tuổi mà trông còn khỏe mạnh. Cụ đã gắn liền với ngôi  chùa này hơn 80 năm Có người trong đòan đến cúng dường tịnh tài nhưng Ngài không nhận và nói chùa chỉ nhận khi xây chùa thôi . Đặc biệt chùa này không có thùng Phước sương. Chúng tôi sang khu đồi chiêm bái tháp và tượng thờ TS Vạn Hạnh. Ngôi tượng khá lớn với hình ảnh “hầu chầu, hổ phục”. Nhiều người chưa hiểu về ý nghĩa của hình ảnh này. Và đây là truyền tựng của dân gian :

      Về con khỉ theo hầu, đây là con khỉ được Vạn Hạnh thiền sư nuôi tại chùa, quanh năm chú khỉ theo ngài nghe kinh, làm bạn nơi vùng núi thẩm, sau này ngài giao con khỉ cho sư Diệu Nghĩa nuôi.  Và đây là con vật được Lý Phật Mã  rất ưa thích.

      Con hổ được kể lại với nhân duyên như sau : Ngày trước bà Phạm Thị (tức mẹ Lý Công Uẩn) là thủ hộ của chùa, sau một thời gian bà có thai. Dân quanh vùng cho rằng đây là con của Vạn Hạnh thiền sư. Nhưng ngài đã không có một lời thanh minh, giải thích nào để minh oan  cho mình. Một hôm, trong chùa có thờ tượng mẫu và phía dưới tượng có thờ ông Hổ bằng đất. Ngài phát nguyện rằng : nếu ta một đời tu hành thanh bạch , không vướng bụi hồng thì hãy cho con hổ đất này hóa thành hổ thật , còn nếu ta không thanh tịnh , vướng phải bụi hồng  thì cho con hổ đất cứ là đất. Khi nguyện xong, thì con hổ gầm lên một tiếng , rùng mình hóa thành hổ thật. Chúng tôi vãng cảnh chùa, tháp khá lâu, mãi đến tối mới về.

 Ngày 16/03/2018 : Thăm Đền Gióng, Chùa Kiến Sơ, Đền Cổ Loa :

        Chúng tôi được đưa đến thăm Đền Gióng từ lúc sáng

        Đền Gióng còn có tên là Đền Phù Đổng Thiên Vương hay Đền Sóc thờ đức Thánh Gióng Phù Đổng Thiên Vương, tượng trưng cho tinh thần dũng cảm chống ngọai  xâm, Đền được xây dựng trên núi Sóc, thôn Vệ Linh, xã Phú Linh, huyện Sóc Sơn. . Nay là xã Phù Đổng, Huyện Gia Lâm – Hà Nội, bên trong đê sông Đuống, còn gọi là Đền Thượng. Bên ngòai đê có Đền Hạ thờ mẹ của Thánh Gióng.. Đền được xây dựng từ thời Đinh Tiên Hòang làm nơi tu hành của Quốc sư Khuông Việt. Năm 1010, Lý Thái Tổ cho xây dựng lại uy nghi hơn. Và đến nay đã được trùng tu 13 lần. Đền được xây trên núi  Sóc Sơn là cái rốn tích tụ linh khí của hệ thống núi Tam Đảo. Hệ thống núi Tam Đảo có khỏang 99 ngọn núi xếp thành 3 đỉnh lớn nổi lên như 3 hòn đảo nên gọi là núi Tam Đảo. Cổng Tam quan của Đền có gác, phía trước có hai con rồng bằng đá. Phía trước cổng có một sân rộng nhìn sang một Thủy đình.

    Trong đền có một tấm bia đá ghi sự tích : Sau khi đánh thắng giặc Ân, vua Hùng sai dựng đền thờ  để ghi nhớ công ơn của Thánh Gióng. Trong khuôn viên đền có thờ một con ngựa khá lốn. Quần thể di tích  núi Sóc Sơn này còn nhiều di tích, thắng cảnh rất đẹp như chùa Non Nuớc, tượng đài Thánh Gióng … nhưng chúng tôi không có thời gian đến thăm được.

        Rời đền Gióng, chúng tôi sang thăm chùa Kiến Sơ bên cạnh.

        Chùa Kiến Sơ là Tổ đình của Thiền phái Vô Ngôn Thông, dựng từ khi nào không rõ nhưng được cải tạo, xây dựng lại từ thời nhà Đinh, Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Hoa sang tu ở đây cho đến ngày viên tịch.. Hiện nay chùa được tọa lạc ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm – Hà Nội., bên tả ngạn sông Đuống. Vùng Kinh Bắc xưa có nhiều làng quê cổ kính  nổi tiếng  là Tam Cổ, Ngũ Phù. Ngũ Phù là Phù Đổng, Phù Dục, Phù Ninh, Phù Khê và Phù Lưu. . Trước chùa có một hồ sen lớn. Trước tiền đường có một chiếc khánh bằng đá rất lớn, có niên đại hơn 400 năm.. Ấn tượng nhất là tòa Cửu Long (còn gọi là độngLiên Hòan) dài 8 m, cao 3 m, dày 2 m.. Ba tòa chánh điện có vòm mây , rồng xoắn bao quanh , ngự trên mây có nhiều tượng Phật, Bồ tát, La Hán. Trong chùa có tượng thờ ngài Vô Ngôn Thông và Lý Công Uẩn. Chùa còn chứa nhiều huyền thọai, huyền tích mà theo như Ni sư trú trì Thích Đàm Chuyên kể là : Vào thời nhà Lê, trong dân gian có truyền nhau câu sấm nói rằng : một người họ Lý, dưới chân có chữ Vương sau này nhất định sẽ thay thế nhà Lê. Bổi vậy vua Lê đã cho người  truy lùng rất gắt gao  và tìm mọi cách giết cho được Lý Công Uẩn. Để trốn cuộc truy sát, Lý Công Uẩn  đã phải vào ẩn mình ở chùa Kiến Sơ. Trú trì lúc đó là Sư Đa Bảo  đã đào một cái hầm lớn cho Lý Công Uẩn trốn. Bên trên cho xây một bể nước để lừa quan quân truy đuổi. Bởi thế Lý Công Uẩn mới thóat nạn. Sau này  Lý Công Uẩn thường lên đây học kinh.

      Sau khi thăm chùa, lễ Phật, chúng tôi đến thăm đền Cổ Loa. Đến cổng đền, họ bắt phải mua vé mới được vào. Chúng tôi nghĩ đến thăm một di tích lịch sử mà phải mua vé . Vả lại, trời cũng đã khá trưa nên chúng tôi chỉ đi thăm bên ngòai mà không vào đền. Trước cổng đền là một hồ lớn , có Thuỷ đình. Qua tìm hiểu thì biết rằng đây là một di tích lịch sử cổ xưa. là kinh đô của nước Âu Lạc. Vua An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa. Theo truyền thuyết thì thành Cổ Loa có 9 vòng xoắn trôn ốc. Nay chỉ thấy có 3 vòng bằng đất, chu vi đến 8 Km. Nơi đây còn để lại nhiều huyền thọai như chiếc nỏ thần Kim Quy; câu chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy. Đền Cổ Loa hiện nay ở xã Cỗ Loa, huyện Đông Anh – Hà Nội. Trong đền có điện thờ An Dương Vương, Tượng Cao Lỗ, am Mỵ Châu, Giếng Ngọc. ….

       Trời đã trưa nên chúng tôi phải về nhà chị Thư (Bảo trợ) vì chị đang đợi. Trưa nay ăn cơm tại nhà chị Thư cùng với một số Huynh trưởng Đưc Hương. Chiều trở lại chùa Sùng Hột vấn an sư Đàm Sơn vì hôm trước chưa gặp. Trao đổi Ni sư nhiều chuyện về Phật giáo, về sinh họat Gia đình Phật tử, sau đó tham quan một số công trình của chùa. Ni sư đã ưu ái dành cho GĐPT Đức Hương một căn phòng để làm Đòan quán.

      Hôm nay là sinh nhật của chị Thư nên chị mời một số anh chị em khỏang 20 người về nhà sinh họat . Anh em ca hát trò chuyện rất vui  đến gần khuya mới đi ngủ. Tối nay chúng tôi ngủ lại tại nhà chị Thư.

Ngày 17/03/2018   Sáng nay đến thăm ba mẹ chị Tuyền, vợ của Hùynh ở làng Lộc Hạ, thăm đình làng và sau đó đến thăm mộ Ngô Tất Tố.. Ngô Tất Tố là nhà văn, nhà báo, nhà nghiên cứu có ảnh hưởng lớn của Việt Nam trước năm 1954. Ông sinh năm 1894 tại làng Lộc Hà, phủ Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn hiện thực phê phán, viết rất nhiều bài báo, phóng sự , truyện ngắn, truyện dài. Đặc biết là tác phẩm “Tắt đèn” rất nổi tiếng. Ông mất năm 1954.

       Buổi tối về ăn cơm ở chùa Sùng Hột rồi sinh họat với GĐPT Đức Hương. Tối nay có các em GĐPT Đức Trí cũng qua sinh họat chung. Tất cả có khỏang 80 em. Sau khi lễ Phật, câu chuyện dưới cờ, tất cả đều sinh họat chung. Tối nay có em Tâm – cháu nội anh Tú – cũng đến sinh họat. Chúng tôi nói chuyện với các em , sách tấn tinh thần sinh họat, tu học , sau đó tất cả Huynh trưởng kể cả anh Nguyên Hạnh, chị Diệu Quang cho các em những trò chơi vui nhộn, gây một không khí hào hứng hấp dẫn. Một luc sau, Tâm ở lại sinh họat với các em, còn chúng tôi và Ban Huynh trưởng vào phòng tọa đàm, thảo luận nhiều phương  án sinh họat, tu học, huấn luyện cho các Gia đình Phật tử ở ngòai Bắc. Một số Huynh trưởng và các em chưa hiểu rõ về lịch sử tổ chức Gia đình Phật tư, chưa phân biệt được GĐPT Truyền thống và Phân ban GĐPT nên anh Nguyên Hạnh phải trình bày, giải thích cho các em rõ. Tối nay chúng tôi về ngủ lại nhà em Tâm ở Bát Tràng, còn anh Nguyên Hạnh về thăm nhà quen.

Ngày 18/03/2018 : Thăm chùa Bái Đính ; Tràng An

      Sáng nay Tâm đưa đi thăm chùa Bái Đính sớm, chỉ có em Tâm, chị Diệu Quang và tôi. Đường đi đến chùa Bái Đính khá xa.Khỏang 8 giờ mới đến chùa. Từ bãi đỗ xe đến chùa dài đến 4 Km nên chúng tôi phải đi xe điện, 30.000 đồng/lượt. Quần thể chùa rất rộng lớn,  đến 1.700 ha; riêng khu vực xây chùa mới cũng đã hết 8o ha .  Mới đến cổng Tam quan là đã thấy sự đồ sộ, hòanh tráng của chùa rồi, cổng Tam quan cao đến 17 m.. Từ cổng Tam quan vào chánh điễn phải qua một sân rộng. rồi đến Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Tháp chuông, hành lang La Hán, Bảo tháp … Công trình nào cũng chiếm kỷ lục của Việt Nam và Đông Nam Á : như :

  –   Tượng Phật trong Điện Pháp Chủ bằng đồng, dát vàng cao 10 m, nặng 100 tấn

  – Tượng Phật Di Lặc bằng đồng cũng nặng 100 tấn

  – Chuông đồng 36 tấn

  – Bảo tháp cao hơn 100 m, 13 tầng, 72 bậc cầu thang

  – Hành lang La Hán dài gần 3 km ,500 tượng La Hán, mỗi tượng cao 2 m

     …….

         Chùa quá rộng, chúng tôi chỉ thăm được một số công trinh  chụp một số hình rồi qua thăm khu chùa Bái Đính cổ. Tại sao lại tên là Bái Đính ? Tìm hiểu thì người ta nói rằng : Bái Đính là hướng về núi Đính. Chùa Bái Đính có từ thồi nhà Đinh, hiện tọa lạc tại xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình, cách cố đô Hoa Lư 5 km về phía Tây bắc. Chùa Bái Đính mới tuy đồ sộ, hòanh tráng, nhưng riêng tôi cảm thấy không có cảm xúc thiền vị gì nên phải qua thăm chùa Bái Đính cổ mặc dầu chùa Bái Đính cổ cách chùa Bái Đính mới đến 800 m. Chùa Bái Đính cổ nằm trên một hòn núi cao, phải leo lên dốc với 300 bậc đá nên chúng tôi phải nghỉ giữa chừng để lấy sức. Leo hết dốc đá tới một ngã ba ,rẽ phải là đến Hang Sáng, rẽ trái là đến Động Tối. Chúng tôi đến Hang Sáng trước, Phía trên cửa Hang Sáng có đề 4 chữ đại tự : “Minh Đính Danh Lam”.Đi hết Hang Sáng  có một lối dẫn  xuống sườn thung lũng là đến Đền thờ thần Cao Sơn. Vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Đinh Bộ Lĩnh tù thuở còn hàn vi  đã được sống cạnh đền sơn thần trong động.  Theo truyền thuyết, thần Cao Sơn là một trong 50 người con của Lạc Long Quân và  bà Âu Cơ.. Cuối hang Sáng rẽ qua bên trái là đền thờ Thánh Nguyễn. Lý Quốc sư Nguyễn Minh Không là người sáng lẫp chùa Bái Đính. Ông là một thiền sư, pháp sư tài danh. Tương truyền ông đến đây tìm cây thuốc chữa bệnh hóa hổ cho vua Lý Thần Tông và phát hiện ra hang động đẹp liền dựng chùa thờ Phật.  Gần dưới chân núi Đính có giếng ngọc. Tương truyền Nguyễn Minh Không đã lấy nước giếng này để sắc thuốc cho vua. Giếng này sâu đến 6 m và không bao giờ cạn nước.

      Chúng tôi thăm khu  vực Bái Đính khá lâu, mãi đến gần trưa mới ra xe để đi thăm Tràng An. Ăn trưa xong chúng tôi đến bến sông Sào Khê để mua vé đi thuyền thăm suôi Tràng An. Giá vé 200.000 đ bao gồm cả đi thuyền.

     Tràng An là một vùng núi non, mây trời hòa quyện, là khu du lịch đẹp nhất Ninh Bình. Cảnh đẹp ở đây được tạo hóa ban tăng môt cách tự nhiên gồm các dãy núi uốn lượn bao quanh các giòng suối  tạo nên một nét đẹp huyền bí, kỳ ảo. Rời bến thuyền Tràng An chúng tôi đến hang Địa Linh , hang này khá rộng, với chiều dài gần 300 m, nhiều nhủ đá đẹp, có cái nằm gần mặt nước, chúng tôi phải chú ý tránh để khỏi bị va vào, có nước chảy ra từ trần hang làm không khí trong hang mát lạnh. . Qua khỏi hang Địa Linh thì đến hang Tối rồi hang Sáng. Đến đây thuyền đâu vào bến để chúng tôi lên bờ rồi leo lên 500 bậc đá để đến đền Trần, nơi thờ đức Thánh Quý Minh Đại Vương. Đền này được vua Đinh Tiên Hòang dựng để trấn trạch 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Đây cũng là nơi vua Trần Thái Tông sau khi đẹp được giắc Mông xâm lược đến đây tu hành.Chúng tôi tiếp tục xuống thuyền đến các hang Nấu Rượu, hang Ba Giọt,hang Sinh dược, hang Mây,  Phủ Khổng, chùa Báo Hiếu …..…Theo lộ trình ngồi trên thuyền chạy dọc theo con suối dài gần 2 Km , chúng tôi được thăm nhiều di tích lịch sử như :

  • Đền Trình là nơi thờ 4 vị công thần của nhà Đinh. Tương truyền rằng khi vua Đinh Tiên Hòang băng hà, triều đình rối ren, họ đã mang dấu Đinh Tòan tại đây để tránh sự truy bắt của Lê Hòan
  • Đền Tứ Trụ ở cạnh Đền Trình, thờ 4 vị đại thần nhà Đinh là Tể tướng Nguyễn Bặc, Ngọai giáp Đinh Điền, Thái sư Lưu Cơ và Thượng thư Trịnh Tú. Các vị này đã có công giúp vua Đinh dẹp lọan 12  sứ quân.
  • – Phủ Khổng là nơi thờ 7 vị trung thần của triều nhà Đinh, truyền thuyết nói rằng khi vua Đinh Tiên Hoàng băng hà, 7 vị quan này mang nhiều quan tài chôn theo nhiều hướng rồi cùng tự sát để giữ kín những bí mật về ngôi mộ thật

…………………………..

Hôm đó chúng tôi cũng đến thăm  phim trường Kong: Skull Island dựng lại bối cảnh làng thổ dân da đỏ gồm 36 túp lều chóp nhọn

     Sau gần 3 giờ đi thuyền trên suối, đến gần chiều chúng tôi mới quay lại bến thuyền, lên bờ trở về Hà Nội. Lần này bị kẹt xe mãi đến gần 9 giờ tối mới đến nhà Hùynh.

Ngày 19/03/2018 : Trở về Sài Gòn

    Sau gần một tuần tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích  lịch sử  ở miền Bắc, hôm nay chúng tôi trở lại Sài Gòn. Chúng tôi đến sân bay Nội Bài lúc 10 giờ nhưng đến 14 giờ 30 mới cất cánh. Đến 16 giờ 30 thì đến sân bay  Tân Sơn Nhất. và kết thúc một chuyến tham quan lý thú, bổ ích có nhiều ý nghĩa.

                                                                               Nguyên Lễ – Trần Công Lộc

994 lượt xem