Giữa mênh mang sóng nước hồ Tây, chùa Trấn Quốc nổi bật lên như một “viên ngọc quý” khiến du khách khi bước chân vào quên hết đi dòng chảy xô bồ của cuộc sống thường nhật, hòa mình với thiên nhiên, tìm lại những giây phút tĩnh lặng của chốn thiền môn và những giá trị lịch sử văn hóa mà cha ông đã ngàn năm xây dựng.
Chùa Trấn Quốc nằm phía đông hồ Tây.
Chánh điện chùa Trấn Quốc. |
Trong các năm 1624, 1628 và 1639, chùa tiếp tục được trùng tu và mở rộng. Trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính đã soạn bài văn bia dựng ở chùa vào năm 1639 về công việc tôn tạo này. Đầu đời Nguyễn, chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng. Trong một chuyến vi hành đất Thăng Long vào năm 1821, vua Minh Mạng đến viếng chùa và ban 20 lạng bạc để tu sửa. Đến năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm chùa, ban 1 đồng tiền vàng lớn, 200 quan tiền và cho đổi tên thành chùa Trấn Bắc. Nhưng tên chùa Trấn Quốc có từ đời Vua Lê Hy Tông đã được nhân dân quen gọi cho đến ngày nay.
Cây bồ đề đại thụ. |
Cũng giống như hầu hết những ngôi chùa cổ trên đất nước Việt Nam, kiến trúc chùa Trấn Quốc gồm nhiều lớp, có nhà bái đường, nhiều tượng Phật được sơn son thếp vàng. Bố cục chùa theo kiểu “nội công ngoại quốc”, tiền đường nhìn về phía tây. Gác chuông chùa là một nhà ba gian, mái chồng diêm, nằm trên trục chính. Phía sau tiền đường là nhà Tam bảo.
Lối vào cổng chùa ngày nay. Ảnh: Sao Mai |
Con đường dẫn vào cổng chùa, năm 1940. |
Qua nhiều lần trùng tu, sửa chữa nên kiến trúc của chùa bị pha tạp phong cách kiến trúc của các thời kỳ, không còn nguyên dạng. Trong chùa có tượng Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ thiếp vàng lộng lẫy và một cây bồ đề lớn do Tổng thống Ấn Độ tặng. Chùa còn có 14 tấm bia, trong đó có bia của trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính, tiến sĩ Phạm Quý Thích dựng năm 1639 và 1015…
Bảo tháp Lục độ đài sen. Ảnh: Sao Mai |
Đặc biệt, trong khuôn viên chùa Trấn Quốc còn có bảo tháp Lục độ đài sen được khởi công xây dựng từ 6/1998 và hoàn thành vào cuối năm 2003. Bảo tháp gồm 11 tầng, cao 15 mét, diện tích mặt sàn 10,5 mét vuông. Mỗi tầng tháp gồm 6 ô cửa vòm, có tượng Phật A Di Đà bằng đá quý. Tổng số tượng của tháp có 66 pho và trên đỉnh có 9 tầng đài sen cũng bằng đá quý (còn được gọi là Cửu phẩm liên hoa). Tháp được dựng đối xứng với cây bồ đề.
Theo thượng tọa Thích Thanh Nhã thì sự đối xứng này mang ý nghĩa: Hoa sen tượng trưng cho Phật tính chân, như tính sinh ở dưới bùn mà không bị ô uế. Bồ đề là trí giác, trí tuệ vô thượng. Tất cả đều hàm ý nghĩa bản thể và hiện tượng của các pháp.
Chùa Trấn Quốc xa xưa… |
… và ngày nay. Ảnh: Sao Mai |
Phía sau chùa có nhiều mộ tháp cổ từ đời Vĩnh Hựu và Cảnh Hưng (thế kỷ XVIII). Cửa chùa hiện nay có ba chữ Phương Tiện môn và câu đối chữ Nôm:
Vang tai xe ngựa qua đường tục
Mở mặt non sông đứng cửa thiền
Kiến trúc chùa Trấn Quốc có sự kết hợp hài hòa giữa tính uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của một hồ nước mênh mông. Với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử và khách tham quan, du lịch trong ngoài Việt Nam.
Người vào chùa Trấn Quốc, ngoài việc thành tâm lễ Phật còn được thăm một danh lam nổi lên thanh bình giữa phố phường ồn ào, tất bật. Năm 1989, chùa được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Nguồn: landtoday.net
436 lượt xem
Tin khác
Mùa hè đến trong sự đợi chờ của đoàn sinh ngành Thiếu. Kế hoạch Trại Họp bạn ngành Thiếu toàn tỉnh được bàn bạc từ tháng 3.2024. Tổ chức kỳ…
Sáng hôm nay, ngày rằm tháng tư, sau một đêm mưa dài, bầu trời quang đãng, ánh nắng nhè nhẹ trải khắp nơi mừng ngày đản sanh của Đức Từ…
BAN HƯỚNG DẪN LÂM ĐỒNG TỔ CHỨC KHÓA TU BÁT QUAN TRAI GIỚI Thực hiện đề án Phật sự năm 2024, ngày 05.05.2024 Ban Hướng Dẫn Lâm Đồng tổ chức…
Ngành Nữ GĐPT Biên Hòa tổ chức Trại Hạnh Tâm Chánh V – Năm 2024 – PL 2568 Hơn tám mươi năm qua, bao chông gai thử thách không làm…
NGÀNH NAM GĐPT LÂM ĐỒNG KỶ NIỆM NGÀY DŨNG NĂM 2024Ngày vía Phật xuất gia lại về gợi nhắc ngày truyền thống của ngành nam GĐPT. Hòa trong niềm hân hoan…