Lời khuyên những nhà giáo
Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA
Tôi tin rằng tình trạng tiến bộ hay suy đồi của nhân loại một phần lớn đặt trên vai những người có trọng trách giáo dục và các thầy cô, họ gánh vác một trách nhiệm thật nặng nề.
Nếu ta là một nhà giáo, thì nên cố gắng nhiều hơn vì không phải trọng trách của mình chỉ đơn giản là truyền đạt sự hiểu biết, hãy đánh thức tâm hồn trẻ nhỏ trước những phẩm tính căn bản của con người, chẳng hạn sự tốt bụng, lòng từ bi, khả năng tha thứ hay sự hoà thuận. Không nên đề cập đến các vấn đề ấy qua những chủ đề dành riêng cho luân lý cổ truyền hay tôn giáo. Hãy đơn giản chỉ cho chúng thấy những phẩm tính trên đây có thể mang đến hạnh phúc và góp phần vào sự tồn vong của thế giới này.
Tập cho chúng biết trao đổi, giải quyết những tranh chấp không cần đến bạo lực ; phải biết quan tâm xem kẻ khác nghĩ gì khi có một sự bất đồng nổi lên. Giảng dạy cho chúng biết nhìn mọi vật bằng một tầm nhìn rộng lớn ; không nên chỉ biết nhìn vào tập thể của riêng chúng, quê hương của chúng, sắc tộc của chúng, nhưng phải ý thức rằng tất cả mọi con người đều có quyền hạn ngang nhau và những nhu cầu như nhau. Hãy khơi động trách nhiệm toàn cầu trong lòng chúng, hãy giúp cho chúng nhận thấy chẳng có gì là vô tội vạ cả, mà tất cả đều ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới này.
Không phải chỉ giảng dạy bằng lời là đủ, hãy tự đem mình ra làm một tấm gương (1). Những đứa trẻ học trò sẽ ghi nhớ được nhiều hơn những gì được dạy bảo.
Một cách ngắn gọn, tự mình nên tỏ ra là những người biết trách nhiệm dưới tất cả mọi khía cạnh trước tương lai của đám học trò mà mình dạy dỗ.
Hoang Phong dịch, 30.03.09
Ghi chú :
1- Người dịch thiết nghĩ nếu thầy cô muốn theo kịp những lời khuyên bảo của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thì có lẽ tự mình phải học thêm nhiều lắm, nhiều hơn đám trẻ thơ mà mình dạy dỗ, và phải nhìn lại xem mình có xứng đáng hay không khi đứng trước những đứa trẻ học trò nhìn mình với những cặp mắt yêu thương và kính phục ?
Có nên nhận quà cáp của chúng hay của cha mẹ chúng mang đến hay không ? Nếu ta thản nhiên hay vui thích khi làm việc ấy tức là ta gián tiếp dạy cho chúng một thói xấu. Khi lớn lên và ra đi làm, chúng sẽ tiếp tục nhận quà cáp và coi đấy là một việc tự nhiên, và khi đó ta cũng đừng nên trách những kẻ tham những và hối lộ làm gì. Ta có thể vin vào lý do là tất cả thầy cô trong trường đều làm như thế, nhưng ta cũng có thể tự hỏi ta có đủ sức và đủ can đảm đơn độc làm gương cho đồng nghiệp và đám trẻ nhỏ hay không ?
Sự liêm khiết và lương thiện sẽ mang đến hạnh phúc cho ta lúc tuổi già, hay là hộp bánh trung thu và chai rượu ngon ngày Tết do hoc trò biếu xén, không cần biết gia đình chúng khá giả hay nghèo đói, sẽ đem đến hãnh diện cho ta khi hồi tưởng lại những ngày còn đứng trên bục giảng ?
Những lời khuyên của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma sâu sắc và bao la, ghi chú của người dịch chỉ thu hẹp trong một bối cảnh nhỏ bé mà thôi.
[Trích trong quyển : Những lời khuyên tâm huyết của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma (Conseils du coeur), sách được thực hiện với sự hợp tác của Ngài Mathieu RICARD, do Christian BRUYAT dịch từ tiếng Tây Tạng, nhà xuất bản PRESSE DE LA RENAISSANCE, Paris, 2001]
526 lượt xem
Tin khác
LÁ THƯ SEN TRẮNG (Bản tin Sen Trắng số 03) BBT Trang Nhà Thế Giới xin đăng tải lại bài sen trắng Vu Lan của Htr Nguyên Tín – Nguyễn…
Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Quý mão, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình,…
NHỮNG NỐT NHẠC THẦM LẶNG Phụng thân mến, Chị cứ ngỡ rằng chị em mình còn có dịp được làm việc chung qua những lần thực hiện kỷ yếu như…
CẢM NIỆM XUẤT GIA 08-02 Nhâm Dần Năm 2022 Ánh trăng thượng tuần tháng hai Ấn Độ dần khuất nơi phía chân trời xa thẳm, in bóng trải dài nơi…