Chùa Hương Tích là một quần thể danh lam gồm nhiều đền chùa, miếu mạo hang động, núi non sông nước thơ mộng trải dái tù bến đó Yến Vỹ theo suối Yến đến Đền Trình, núi Mâm Xôi, núi Voi Phục, Núi Oản, bến Thiên Trù, Chùa Tiên Sơn, chùa Giải Oan, chùa Cửa Vọng,  Động Hương Tích. Nay thuộc xã Hương Sơn, Huyện Mỹ Đức tỉnh Hà Tây cách Hà Nội khoảng 60 km.

   Du khách xuống bến đò Yến Vỹ đi bằng xuồng ba lá nhưng không phải bằng gỗ mà là bằng Tole dày. Tại bến nầy trong mùa lễ hôi tứ tháng giêng đến hết tháng ba luôn luôn túc trực trên 1.500 chiếc. Mổi chiếc có hai dằm bơi dành cho người lái xuồng ở phía sau và một dằm bơi cho du khách nào biết chèo thuyền bơi hộ cho vui. Dưới lòng suối có đầy tảo nên thấy nước xanh đen. Lòng suối bằng phẳng và độ sâu dường như không thay đổi khoảng chừng trên dưới một thước rưởi, nên trên xuồng không có trang bị áo phao hay phao cứu sinh. Du khách thấy bên tả có 99 ngọn núi nối đuôi nhau như một đàn voi. Phía bên hữu chỉ có một ngọn cũng giống như một con voi có con mắt là một tảng đá lớn lấp lánh ánh bạc nhỏ xuống như dòng nước mắt không cạn. Người ta có câu rằng:

“ Chín mươi chín con theo mẹ một dòng,
Một con bất hiếu phụ lòng mẹ cha”.

    Câu hát trong nhân gian nói oan cho nó. Nó là đứa con có thân xác quá to. Nó xin ở nơi nầy thọ dung riêng để cánh rừng phía bên kia đền trình cho cha mẹ anh chi em. Do vậy ngày đêm nó thút thít khóc. Nước mắt của nó lâu ngày xói mòn đất ruộng nơi nầy thành dòng suối yến. Thủy lộ độc nhất thơ mộng và hữu tình cho du khách hành hương vào chùa Động hương tích.

   Qua khỏi bến đò yến vĩ có lẽ vào khoảng 4 hay 5km ta gặp đền trình. Phía bên tay phải. Nó còn có tên là đến Lớn hay là đền Ngũ Nhạc, nơi đây thờ Bộ Tướng Hiễn Quang của vua Hùng Đời thứ XVI. Để cho cuộc hành hương hoàn toàn tốt đẹp không tai nạn, khi trèo núi khi đi thuyền. Du khách vào đền nầy ghé lên đền nầy dâng lễ xin sơn thần thủy tướng hộ trì thương lộ bình an, do vậy đền có tên là đền trình vậy. Đến có phong cảnh rất đẹp, nhưng tiếc thay sự kinh doanh buôn bán, viết sớ đặc lễ buôn bán quà lưu niệm của hàng ăn uống luộm thuộm phức tạp làm mất cảnh quan thiên nhiên cũng như sự chào mời làm du khách muốn tham quan mà ngại sự đi lại không thoải mái.

   Qua khỏi đền Trình một đoạn là đến chùa Trò. Truyện tích xưa kể lại rằng, Vua Lê Thánh Tông(1460-1497) đi tuần thú qua đây và nghỉ đêm tại nơi nầy. Vua xem sao thêy1 toàn bộ khu chùa nằm trong hình chiếu cuaq3 sao Thiên Trù (Bếp trời) nên đặt tên chùa là Thiên Trù vậy. Ngày ấy chùa nầy có cả trăm nóc. Nay đều sụp nát hết cà chỉ còn một quàn thể tháp có hai tháp nổi tiếng là THIÊN THỦY THÁP và VIÊN CÔNG BẢO THÁP bằng đất nung.

   Xuống thuyền đi thêm một đoạn đến động Tiên Sơn có chùa Tiên Sôn.Chùa được xây dựng vào năm 1687. Trong động có năm pho tượng bằng đá trắng có bút tích của chúa TRỊNH SÂM.Tiếp tục leo dốc đến chùa Giải Oan có niên đại như chùa Tiên Sơn. Ngày nay nước con suối không còn trong xanh như trong sách mô tả. Qua suối Giải Oan là đến đền Cửa Võng. Trong đền thờ bà chúa THƯỢNG NGÀN.Người cai quản cả núi rừng.

   Vượt qua đền CỮA VÕNG là đến động Hương Tích. Động HƯƠNG TÍCH nằm ở lưng chừng núi. Giống như một con rồng lớn đang há miệng. Trước cửa động có dòng chữ:NAM THIÊN ĐỆ NHẤT ĐỘNG năm chử nầy nói lên được tính Hoành tráng trang nghiêm kỳ vỹ của chùa động trong khối danh Lam thắng tích hang động của đất nước ta. Trên vách động có hình chin con rồng bằng nhủ đá rất đẹp và tượng ngài Quan Thế Âm bắng đá xanh.Theo nhân gian truyền kể ngày xưa có tượng bằng đồng nhưng trong chiến tranh pho tượng nầy bị kẻ gian lấy mất nên mới đươc phục chế lại như vậy.

   Kể từ bến Thiên Trù, trên lối đi hàng quán bán buôn đủ thứ nhất là treo lũng lẵng những sinh vật được thui quay như nai mang mễn ,chó mèo chồn dê cáo.v.v.v. . . làm cho đồng bào Phật tủ lấy làm xót xa không dám nhìn..Quản lý chùa cảnh Hang động phần lớn là những người làm công tác an ninh, quân đội. Du khách trằm trồ khen đẹp khen xinh nhưng xót dạ lòng đau bởi nay tìm đâu ra nét thanh tao thoát tục của những bậc xuất trần thể hiện nếp sống tâm linh hướng thượng cao cả và thấy rõ tôn giáo(Ở đây là Phật Giáo không còn chút chủ quyền nào của thầy tổ của cha ông, của liệt đại tiền nhân. Chùa Cảnh đền đài, khu di tích sinh hoạt tâm linh mang dấu ấn từ bi bình đẳng của Phật Giáo.mà trên đường đi cảnh sinh vật bị chết treo chết đốt chết quay chẳng khác đường vào địa ngục. Cảnh thanh niên thanh nữ mang gà quay vịt luộc ,heo sửa đội trên đầu miệng lâm râm cầu khẩn trông phản cảm, phi văn hóa. Ngành du lịch quản lý bán vé thì đây là những sản phẩm du lịch bất hợp pháp. Những sản phẩm mang tính mê tín, phi đạo đức, thiếu văn hóa, thiếu tính hiếu sinh nhân bản, coi thường sinh hoạt tâm linh và bôi bác thắng tích Phật Giáo.Rất mong nhà Lãnh Đạo, nhà Quản Lý xem xét lại đường lối chủ trương chính sách về phương diện sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo đừng để cho quá muộn. Đạo lý nhân quả không từ với bất cứ ai./.

THỊ NGUYÊN

619 lượt xem