Trọng Thủy lại “tráo” nõ thần?
Kính thưa quý anh chị,
Cùng các em thân mến.
Câu chuyện lịch sử hơn 2000 năm trước Trọng Thủy con Thái Thú quận Hải Nam là Triệu Đà sau nhiều lần tấn công nước Nam vây thành Cổ Loa thất bại bèn dùng kế nghị hòa đưa con trai mình là Trọng Thủy “ở rể” phương Nam với mục đích tìm ra bí mật của thành Cổ Loa và vũ khí bí mật nỏ thần. Qua sự tiết lộ của Mỵ Châu, con gái yêu của An Dương Vương Thục Phán, bí mật quốc gia đã về tay Trọng Thủy, đạt được mục đích xong anh ta lấy cớ thăm nhà về nước. Trước khi lên đường Trọng Thủy căn dặn Mỵ Châu:
“Trong lúc anh vắng nhà, nếu có chiến tranh em hãy mặc áo lông ngỗng vào. Khi chạy giặc, em đừng quên rắc lông ngỗng xuống đường. Anh sẽ theo vết lông ngỗng trắng đi tìm em.”
Về tới nhà, Trọng Thủy liền giao chiếc nỏ thần cho cha. Nắm được chiếc nỏ thần trong tay, Triệu Đà lập tức kéo quân sang đánh nước ta. Thấy giặc kéo đến, An Dương Vương không tỏ vẻ sợ hãi, bình tĩnh lấy nỏ thần ra bắn. Nhưng lạ thay, đoàn giặc vẫn ào ào xông tới trước các mũi tên bắn ra. Nỏ thần đã trở thành vô hiệu. Hoảng sợ, nhà vua bèn ôm Mỵ Châu lên sau yên ngựa chạy trốn về hướng Nam. Mỵ Châu ngồi sau yên ngựa, rứt lông ngỗng rải xuống đường. Kết cục của An Dương Vương, Mỵ Châu, cùng đất Giao Châu thật là bi thảm do mắc gian kế của quân Tàu.
“Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu” câu nói đó đã trở thành ngạn ngữ. Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ mộng xâm lăng Việt Nam dù cho ở thế kỷ XX hay XXI trong thế giới hiện đại này đường biên giới trên bộ và phạm vi thềm lục địa ngoài khơi đã ký ghi thành công ước rõ ràng. Chúng ta hãy nhìn Tây Tạng, một quốc gia Phật giáo hiền hòa không có quân bị đã bị tàn sát, xâm chiếm, cai trị hơn nửa thế kỷ nay một cách ngang ngược, phi lý mà Liên Hiệp Quốc hay toàn Thế giới đã làm gì để giải nguy hay hóa giải mối hằn thù Dân tộc giữa Tây Tạng và Hán tộc!
ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung Quốc xua quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc, Trung Cộng chiếm được các thị xã Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, và một số thị trấn vùng biên. Chiến tranh biên giới Việt – Trung xuất phát từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia do Đặng Tiểu Bình khởi xướng với mục đích “Vây Ngụy cứu Triệu” ép Bộ đội Việt Nam phải rút quân ra khỏi Cambodia, Trận chiến đầy máu lệ, khói lửa kéo dài trong chừng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía. Trung Quốc hoàn thành rút quân vào ngày 18 tháng 3 năm 1979 sau khi đã tự ý dời những cột mốc biên giới và đào giao thông hào sâu vào những cao điểm quan sát trên phần đất Việt Nam.
Chiến tranh! Người Việt Nam đã từng trải qua những trận chiến dài hơn thế kỷ kể từ lúc Pháp đổ bộ vào Việt Nam. Không ai muốn chiến tranh xảy ra nhất là Phật giáo đồ luôn sinh sống hiền hòa trong hạnh từ bi của chư Phật nhưng mảnh đất này, biển trời này do tổ tiên cực khổ gầy dựng và căn dặn cháu con phải ráng giữ gìn. Mang lấy trách nhiệm, lời thề này mà Phật tử đời Lý đã không ngại xông pha phá Tống bình Chiêm; mang lấy trách nhiệm, lời thề này nên Phật tử đời Trần đã ba lần liều chết đánh tan quân Mông Cổ. Có những trận chiến trực diện thắng bại dễ thấy, nhưng cũng có những trận chiến âm thầm như trận cờ cơ trí – hai bên giăng bẫy để rình rập xâm hại nhau mà đất nước ta lúc nào cũng được ví như các “nàng Kiều, Mỵ Châu” trong những âm mưu đó.
Sau năm 1992 Trung Cộng với Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam mới giao hảo trở lại. Trong thời kỳ xây dựng sau năm 2000 các chuyên gia “đào đất” Trung Quốc đấu thầu và thắng suốt các công trình phát triển đất nước từ bắc chí Nam nhất là nhận được công trình lớn đào xới các quặng Bô-xít trên Tây Nguyên, người Trung Quốc được tự do đi lại Việt Nam với danh nghĩa công nhân không chút nào trở ngại, thậm chí dự án tổng thể phát triển thủ đô Hà Nội về hướng Tây cũng do Kỹ thuật viên Trung Quốc đắp mô hình.
Nếu ai đã một lần tới Bắc Kinh sẽ có dịp chứng kiến và có thể đi sâu vào “Vạn Lý Trường hầm” dài vô tận thời kỳ Mao Trạch Đông phòng bị Liên bang Xô Viết. Từ ngoại thành Bắc Kinh đường hầm dẫn chúng ta tới Thiên An môn, vào sâu trong Tử Cấm Thành và có thể dẫn ra vùng Nội Mông sa mạc. Nếu so sánh thì địa đạo Củ Chi chỉ là những “giao thông hào” nhỏ bé không đáng kể. Chiều cao của đường hầm hơn 3m; ngang 2 m; chiều dài thì vô tận không biết chia nhiều nhánh dẫn tới đâu. Ở dưới hầm có xưởng chế biến lương thực, quân nhu, kho vũ khí và những cứ điểm kiên cố tránh bom. Chúng ta có thể trầm trồ các công trình kỳ vĩ đó nhưng sẽ giật mình nếu liên tưởng đường hầm này cấu trúc theo thế trận “Cổ loa thành” của An Dương Vương – Càng kinh ngạc hơn khi biết từ thiết kế đến xây dựng Tử Cấm Thành hoành tráng lại do Tổng công trình sư Nguyễn An, người Việt Nam bị quân Minh bắt về chung với nhà Hồ khi trói mình chịu tội tại Ải Nam Quan.
Nhân tài Trung Quốc có rất nhiều nhưng anh hùng Việt Nam cũng không ít – chỉ sợ lòng dân không đoàn kết, chỉ sợ mối mọt ăn bên trong làm mục ruỗng xã tắc sơn hà. Và điều cuối cùng cần lưu ý: “ Khi nào Trọng Thủy từ giã Mỵ Châu gấp rút lên đường về nước” Thì lúc đó phải chuẩn bị chiến tranh và phải canh chừng những kẻ rải đường lông ngỗng trắng – chừng đó có khi đã quá muộn màng.
Trực Tâm
459 lượt xem
Tin khác
LÁ THƯ SEN TRẮNG (Bản tin Sen Trắng số 03) BBT Trang Nhà Thế Giới xin đăng tải lại bài sen trắng Vu Lan của Htr Nguyên Tín – Nguyễn…
Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Quý mão, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình,…
NHỮNG NỐT NHẠC THẦM LẶNG Phụng thân mến, Chị cứ ngỡ rằng chị em mình còn có dịp được làm việc chung qua những lần thực hiện kỷ yếu như…
CẢM NIỆM XUẤT GIA 08-02 Nhâm Dần Năm 2022 Ánh trăng thượng tuần tháng hai Ấn Độ dần khuất nơi phía chân trời xa thẳm, in bóng trải dài nơi…