Lời Thưa…
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
– Kính thưa Quý anh chị Ban Hướng Dẫn Gia Đình Phật Tử Bà Rịa-Vũng Tàu.
– Kính thưa Quý anh chị Hội đồng Giám Khảo Bậc Trì khóa 10.
…………..
…………..
Tiếp theo…
III/ KẾT LUẬN:
Qua nội dung tư tưởng nêu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong Kinh Thiện Sinh, Đức Phật đòi hỏi một người tại gia phải hành trì như thế nào để xứng đáng là một Phật Tử chơn chánh, một Thiện Sinh (biết khéo sống), sống đúng chánh pháp đối với tự thân và đối với cộng đồng xã hội.
Chúng ta là những Huynh Trưởng GĐPT đã phát nguyện trước Tam Bảo và tổ chức nhận lãnh trách nhiệm giáo dục Đoàn Sinh. Chúng ta phải nổ lực sống đúng chánh pháp, thúc liễm thân tâm từng giờ, từng ngày để hoàn thiện tự thân, để có một cuốc sống đạo đức thanh cao hòng làm gương cho các em, tạo uy tín cho tổ chức và hoàn thành sứ mạng của một Huynh Trưởng đối với Đạo Pháp và Dân Tộc.
Việc hoàn thiện bản thân được quy về các điểm cốt lõi:
Thực hành Tam Quy – Ngũ Giới trong đời sống, tránh xa các nghiệp oán kết, lìa xa 4 điều ác, trừ bỏ 6 thói hư tật xấu, đoạn giao 4 hạng bạn xấu ác và thân cận 4 hạng bạn hiền thiện.
Thực hành được như vậy là bảo đảm được đời sống tinh thần an lạc, hạnh phúc, làm nấc thang nền tảng vững chắc cho những bước đầu tiên để bước lên đỉnh cao là thành đạo sau này.
Vấn đề xây dựng hạnh phúc gia đình, trong lời dạy Thiện Sinh về cách lễ bái phương Tây – tượng trưng ý nghĩa tương giao phu phụ – vợ chồng phải đối xử với nhau như thế nào để gia đình yên ấm, trên thuận dưới hòa, Phật đưa ra 5 điều chính yếu mà vợ chồng phải đối xử với nhau; 5 nhiệm vụ chính yếu mà vợ chồng phải hoàn thành để quan hệ vợ chồng trở thành quan hệ thiêng liêng trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau nhằm tạo một đời sống lứa đôi an lac, hạnh phúc tại thế gian.
Con người sống là “sống với nhau”, sống với những tương quan mật thiết trong xã hội. “Sống bên”, “sống cạnh”, “sống với” là quy luật tất yếu của cuộc sống, là sự tương quan, tương duyên không thể thiếu trong cộng đồng. Trong phạm vi gia đình thì người vợ hay người chồng luôn luôn là trụ cột gia đình, cho nên mối quan hệ này cần được mọi thành viên trong gia đình quan tâm để cải thiện hoàn chỉnh nhằm xây dựng một gia đình hạnh phúc theo tiêu chuẩn Phật giáo: kính trọng, hoà hợp, thuơng yêu, bao dung và trí tuệ. Đây là hạnh phúc chân thật xuất phát từ trách nhiệm, từ sự tương kính lẫn nhau chứ không phải là hạnh phúc ảo tưởng của thế gian được xây dựng trên tiền tài và danh vọng.
Thiết nghĩ, là một Huynh Trưởng, chúng ta cần phải ý thức rõ điều nầy để áp dụng, thực hành trong hạnh phúc lứa đôi, để cải thiện quan hệ vợ chồng, để Phật hóa gia đình nhằm tạo chỗ dựa vững chắc cho chính mình trong cuộc sống bất toàn, đa đoan, chật vật áo cơm. Hơn ai hết, người Huynh Trưởng chúng ta muốn hoàn thành sứ mệnh của mình đối với tổ chức, đối với Đoàn, trước tiên cần phải kiến lập cho mình một gia đình hạnh phúc được xây dựng nên bằng những yếu tố Phật giáo để làm nền móng an toàn cho cuộc đời phục vụ lý tuởng, là hậu phương vững chắc, là chỗ dựa tinh thần trong quá trình hành Bồ Tát hạnh.
Thăng tiến chính mình cũng chính là góp phần thăng tiến cho tổ chức vậy.
HẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
• Kinh Thiện Sinh.
• Tài liệu Tu Học Huynh Trưởng BẬC TRÌ GĐPTVN – BHD Trung Ương – 2001
• Cách thức trình bày một Luận Văn – Tài liệu giảng huấn BHD Bà Rịa – Vũng Tàu
• Tập san Pháp Luân số 4 – 2004.
Trung Hiếu PHẠM THỊ HỒNG VÂN
461 lượt xem
Tin khác
LÁ THƯ SEN TRẮNG (Bản tin Sen Trắng số 03) BBT Trang Nhà Thế Giới xin đăng tải lại bài sen trắng Vu Lan của Htr Nguyên Tín – Nguyễn…
Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Quý mão, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình,…
NHỮNG NỐT NHẠC THẦM LẶNG Phụng thân mến, Chị cứ ngỡ rằng chị em mình còn có dịp được làm việc chung qua những lần thực hiện kỷ yếu như…
CẢM NIỆM XUẤT GIA 08-02 Nhâm Dần Năm 2022 Ánh trăng thượng tuần tháng hai Ấn Độ dần khuất nơi phía chân trời xa thẳm, in bóng trải dài nơi…