“Tự cổ anh hùng xuất Thiếu niên!”
Theo chân trại Phú Lâu Na 4 chúng tôi đã có mặt trên đất trại từ sớm. Chúng tôi đi từ đầu xanh tuổi trẻ cho đến lúc bạc đầu lòng vẫn nhớ như in bài ca “Ra đi khi trời vừa sáng” của Phạm Đình Chương, Những chuyến đi về sáng khi nhựa sống rất căng và bầu nhiệt huyết cháy bừng trong kiếp sống đã trở thành quá khứ mà sao lòng vẫn nghe nao nao như chưa hề thay đổi điều gì khi đường Lý tưởng vẫn sáng lên phía trước.
Hòa Thượng Thượng Thủ Cố vấn Giáo Hạnh Chứng minh Lễ Truyền Đăng
Trại trưởng đang cúi dâng ngọn tâm đăng
4:00 sáng xuất phát từ Sài Gòn bằng xe gắn máy thật là khó khăn cho chúng tôi, tuy đèn đường rất sáng nhưng tầm mắt lại rất giới hạn nên tốc độ cũng phải bị kiềm hãm chậm lại đến 7 giờ, trời sáng trắng chúng tôi mới vào đến khu rừng thưa, nơi sẽ kết thúc trại Phú Lâu Na 4 Trung ương thuộc khu vực Sài Gòn – Gia Định và Miền Tây. Tôi không định sẽ kể cho quý anh chị nghe về diễn tiến hay nói lên cảm tưởng của mình về cái trại này mà chỉ cốt để trình bày những nét đặc trưng qua hình ảnh mà tôi ghi nhận được trong trại.
Điều đáng nói là Gia Đình Phật Tử đã tự hoàn thiện mình bằng những Trại Chuyên Năng như Trại Phú Lâu Na đào tạo Huấn Luyện Viên hay Trại Ca Diếp đào tạo Đời Sống Trại cung ứng cho sự nghiệp Giáo dục Phật Giáo và Hoằng Pháp những tính cách chuyên môn, tinh cần và kỹ lưỡng hơn. Không thể nói Trại Chuyên năng này sẽ thành tựu trọn vẹn hay đơm hoa thơm, kết trái ngon nếu đời áo Lam thiếu kinh nghiệm từng trải qua sự cầm Đoàn, Điều Khiển Gia Đình, hoàn thành trách nhiệm Ban hướng Dẫn giao phó, kinh qua các trại Huấn luyện huynh trưởng, cộng với sự Tu học trường kỳ thấu hiểu ngọn ngành Phật Pháp và sự tu trì của mỗi bản thân huynh trưởng – Đó là những yếu tố đủ để tạo thành một huynh trưởng Phú Lâu Na. – Đệ nhất thuyết Pháp, Biện tài vô ngại. Kinh nghiệm từng trải này của tự mỗi huynh trưởng, không thể do ai trao cho mà chúng ta nhận được.
Ban Quản Trại PLN IV
Có một tiêu điểm mà huynh trưởng Gia Đình Phật Tử đừng bao giờ rời khỏi nơi sở cậy đó là đức Phật và Phật Pháp. Chỉ những bậc đại trí mới không cần giáo dục, ngoài ra đều phải sử dụng những phương tiện thiện xảo mà nhiếp hóa tức là chúng ta phải không ngừng nghiên cứu học hỏi, chiêm nghiệm và thực hành các phương pháp giáo dục ứng dụng tùy căn cơ, tùy duyên và tùy thời mới đạt hiệu quả mong muốn. Quý huynh trưởng có thể diễn giải các phương pháp hay, hiệu quả nhưng đừng bao giờ quên “Thập nhị phần giáo” là 12 phương pháp mà đức Phật từng ứng dụng thuyết pháp khi còn tại thế. Chúng ta sẽ không tự làm khó mình hay gây phức tạp trong bài giảng cho các em qua những từ ngữ Hán Nôm hay Pâli, Sanskrit nếu từ trong căn bản Phật học phạm vi GĐPT đã rất sơ sài, càng lên cao thì sự học Phật sẽ càng thiếu mạch lạc và khó khăn hơn, phương diện này mới đòi hỏi tinh thần cầu học của huynh trưởng càng phải nỗ lực thêm hơn.
Tuy nhiên, tôi có thể nói qua trại này, một thế hệ huấn luyện viên mới đã ra đời tiếp nối mạnh mẽ những bước chân các huynh trưởng lão thành đi trước với lòng nhiệt huyết bừng sôi trong huyết quản như ngày xưa lòng chúng tôi đã từng dâng trào không chán và không dứt đến hôm nay.
“Trường giang hậu lãng thôi tiền lãng
Tự cổ anh hùng xuất thiếu niên”
Đức Quảng
526 lượt xem
Tin khác
LÁ THƯ SEN TRẮNG (Bản tin Sen Trắng số 03) BBT Trang Nhà Thế Giới xin đăng tải lại bài sen trắng Vu Lan của Htr Nguyên Tín – Nguyễn…
Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Quý mão, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình,…
NHỮNG NỐT NHẠC THẦM LẶNG Phụng thân mến, Chị cứ ngỡ rằng chị em mình còn có dịp được làm việc chung qua những lần thực hiện kỷ yếu như…
CẢM NIỆM XUẤT GIA 08-02 Nhâm Dần Năm 2022 Ánh trăng thượng tuần tháng hai Ấn Độ dần khuất nơi phía chân trời xa thẳm, in bóng trải dài nơi…