VÔ NGÃ VỊ THA.
Thị Nguyên

Sinh ra đời ai cũng muốn biết: Ta từ đâu mà lại, nay ta phải sống thế nào, một mai ta sẽ ra sao?

Đó là những vấn đề, những thắc mắc, những tư duy lớn kiến tạo nhân sinh quan, vũ trụ quan, luyến ái quan để xây dựng bản thân, để giải thích vũ trụ, để đối nhân xử thế, để xứng đáng là đệ nhất chủ nhân trong vũ trụ nầy.

Đạo Phật giải thích rất rõ: đời là vô thường, vạn Pháp vô ngã, tất cả đều không thật, không ngoài nhân quả duyên sanh. Vì vô minh si mê, chúng sanh chấp đời là thường, chấp các pháp là có thật, không tin nhân quả duyên sanh, kẹt trong biên kiến và thường kiến nên hành thức từ vô minh, tạo sắc thân và các căn tương ứng, nhận sanh phần có báo thân phức tạp như con người và vạn loại hữu tình.

Trong báo thân ấy, chúng sanh đều có Phật tánh. Đó là cái Thường Lạc Ngã Tịnh, cái bất biến trong dòng đời vạn biến, cái chơn thường trong dòng đời vô thường, cái chơn tịnh trong dòng đời bất tịnh. Hiểu như thế thì luôn vui trong sinh tử biến ảo của cuộc đời. Muốn như vậy phải phát khởi đạo tâm tìm cầu chân lý, mười phương ba đời chư Phật cũng do bởi phát tâm Bồ Đề mà chứng được quả vị vô thượng chánh đẳng giác.

Chân Lý là kho báu Trí Tuệ, nó ở đâu? Trong kinh Phật dạy: “Phật tử phải biết lấy Trí Tuệ làm sự nghiệp, lại ví Trí Tuệ như biển cho nên trong kho tàng truyện cổ, thể hiện triết lý và tư duy của nhân loại, kho báu của loài người và vạn loại hữu tình đều nằm dưới đại dương, trên đảo xa, cho nên tận cùng của Trí Tuệ không còn điều chi chưa giải khai, tất cả đều tự tại vô ngại, đó không là thất bảo, đó không là kho báu là bảo châu như ý thì còn gọi là chi?

Những bậc đạo sư dẫn dắc chúng sanh tìm chân lý, những thuyền trưởng vượt trùng dương tìm kho báu, khởi thân như là đệ nhất nhân tham, nhưng sử sách kinh tạng thảy đều ghi kẻ thành công trên con thuyền viễn xứ đều là những bậc hùng anh không cầu cho riêng mình mà dấn thân, mà là vì thỏa mãn nhu cầu của cộng đồng xã hội. Những con người VÔ NGÃ VỊ THA, trong kinh BẢN SỰ, trong kinh TIỂU BỘ có quá nhiều câu chuyện minh hoạ tư tưởng nầy. Nay tôi xin kể câu chuyện cổ tích của Việt Nam ta xưa nói về người Nông Dân và Thượng Đế như sau:

“Ngày xửa ngày xưa ở một làng quê nọ, có một nông dân mồ côi mẹ lẫn cha. Nhưng đặc biệt có thân hình cường tráng và siêng năng lao động chăm ngoan, lại luôn trau dồi văn ôn vỏ luyện, tuổi đã hai lăm, gia phả trải qua đến ba đời vất vã nên quyết tâm vượt biển ra đảo tiên, nơi hàng năm Ngọc Hoàng giáng hạ xuống đây để thư giản và hỏi cho ra lẽ: (không ai giàu ba họ, không ai khó đến ba đời) mà sao anh vẫn tả tơi thế nầy? Đường xa lương thực tiền đều cạn, nhưng anh vẫn quyết chí khất thực lên đường, khi vào nhà kia tỏ rõ nguồn cơn được phú ông giúp đỡ tận tình chu đáo và hỏi hộ cho rằng: Mình ăn ở hiền lành tu nhân tích đức, chỉ có mỗi một mụn con gái đã mười tám tuổi mà không biết nói là tại sao? Thế rồi đường xa anh lại ra đi. Một ngày nọ lương tiền cũng đều hết, lại từng nhà khất thực nhưng chí nguyện không chuyển. Có nhà kia ủng hộ tiền lương thực để lên đường lại không quên gởi theo lời hỏi: Rằng cây Cam trước ngỏ, sum suê cành lá cớ sao chẳng ra quả dù chỉ một lần. Đến bờ biển tìm thuyền ra đảo, đã ba ngày chưa tìm được phương tiện ra khơi, đang lo buồn thì thấy có chú rùa già có hơn ngàn tuổi, rõ nguồn cơn, tình nguyện đưa chàng nhanh chóng vượt trùng dương, cũng không quên kèm theo lời hỏi: mình tấn tu có đến hơn ngàn năm mà tại sao chưa đắc quả rời khỏi kiếp rùa nầy? Ngồi trên lưng rùa vượt qua phong ba nhưng rồi cũng nhanh chóng đến đảo xa. Từ giả rùa và hẹn ngày gặp lại, hy vọng rằng ngày ấy sẽ không xa.

Đúng như thế chưa có gì lót dạ, mà bầu trời rực sáng cả hào quang, Ngọc Hoàng Thượng Đế đang giáng hạ xuống tòa bạch thạch, mừng quá, bụng đâu còn thấy đói, liền chạy đến tung hô rằng Thượng đế vạn tuế, ức tuế, triệu tuế, tỷ tuế. Còn hạ nhân vạn phúc xin thành tâm đảnh lễ ra mắt ngài. Thấy ngồ ngộ Ngọc Hoàng phán bảo: Ra mắt ta thực tế ngươi muốn gì? Người Nông dân chân thành kính hỏi:

1. Rùa ngàn tuổi ở biển nầy kính hỏi: trên cả ngàn năm tu sao chưa thoát kiếp rùa?
– Bảo với nó, nhã ngọc ra là hoá kiếp, cỏi thần tiên đâu thiếu gì ngọc kia!
2. Dạ muôn tâu! Phú ông kia kính hỏi: Cây Cam kia cây cao tàng rậm sao bao năm không ra hoa kết quả bao giờ?
– Bảo với nó: Sao mà ngốc thế, dưới gốc cam ắt có hủ vàng, trời đã ban không kính mà lại than!
3. Còn con gái lão ông Phú Trưởng giả vì cớ sao không nói lấy một lời?
– Bảo nó đợi, có trạng nguyên khai khẩu, loan phụng hoà minh, lương duyên tiền định phúc trạch như thế còn thở than gì. Rồi quát bảo: Việc của ta ngút ngàn trên thượng giới, nghĩ xuống trần thư giãn một vài hôm, nào ngờ đâu hạ giới lắm rộn ràng, ấy cũng bởi ngu si chưa trí tuệ! thôi ta thăng đây! thế là vì người khác (tức vị tha) mà quên mất chuyện mình.

Nhưng nào đâu phải thế! trở về chổ cũ, nơi hẹn rùa ngày qua. Rùa chở qua biển nghe lời cảnh giác của ngọc hoàng, nhả ngọc tặng ân nhân rồi thoát hóa thành tiên.

Ngậm ngọc vào mồm trí thông thiên địa, truyện cũ tích xưa giáo nghĩa thư kinh, trí huệ hiện tiền không thoát mất. Đến chổ phú ông có cây Cam nói rõ lộc trời, đào hủ vàng không quên tặng ân nhân ít nhiều làm lộ phí. Qua tràng an nghe vua mở khoa thi, sẵn có tiền cũng mua được bút sách, thuê tiểu đồng, thuê nhà cửa chạy giấy má thủ tục ứng khoa.

Nhờ Tuệ ngọc ôn đâu nhớ đó, qua kỳ thi chàng đổ trạng nguyên, chàng vinh quy về làng, trên lộ trình ghé thăm nhà lão bá. Lão hoản hồn áo mão lễ trạng quan, trạng xuống ngựa bước vào nhà, trước tiền đường Trạng cung tuyên khai khẩu. Mỹ nhân như biết trước, khấu đầu lễ tân quan, thuật lại lời ngọc hoàng, chàng trình bày sính lễ vừa rước dâu rước cả ông bà về quê, làng xóm cung nghinh bà con tụ hội. Tiền còn trong túi, chàng xuất cúng đình cúng chùa, giúp cho người đói nghèo quan quả, xin bà con tích đức tu nhân. Chuyện đời người nên tích đức tu nhân, chớ gieo nhân xấu, tánh ác lòng tà, lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó qua. Chàng xây lại căn nhà xưa giao cho bà con ở, chàng và gia đình vợ trở về kinh đô nhận nhiệm sở vua ban.

THỊ NGUYÊN

1464 lượt xem