Đứng về mặt văn hóa nhân bản, TỰ DO và DÂN CHỦ là hai vấn đề cần được luật pháp bảo hộ để mọi người công dân sống đời sống có ý nghĩa và an tâm đóng góp phần mình để thăng tiến xã hội ngày một tốt đẹp hơn.
Tự do và Dân chủ là những tương quan nhân sinh bao gồm cả TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN và BỔN PHẬN; nói hẹp là trong phạm vi quốc gia, nói rộng là cộng đồng thế giới và xa hơn nữa là cả pháp giới chúng sanh. Khi nói đến dân chủ là muốn nhấn mạnh đến quyền tự làm chủ dòng sinh mệnh của chính mình (làm chủ bản thân) quyền tham chính và trách nhiệm đối với cộng đồng. Không ai định đoạt cuộc đời ta thế ta. Mọi sự ủy thác đều thể hiện trên lá phiếu và những chứng thư ủy quyền.
Trên căn bản giáo lý của nhà Phật, con người được sanh ra nơi đời tùy thuộc bởi nghiệp thức đã tạo từ những đời trước, duy thức gọi là những chủng tử câu sanh. Hàm thức nầy chứa nhóm đầy đủ trong mạt-na thức và thêm phần được hình thành bởi ý thức trong đời hiện tại cấu thành “Ý thức chấp ngã và chấp pháp”. Ngã và Pháp ở đây đều là pháp duyên sanh nằm trong hiện tượng luận huyễn vọng. Nghĩa là không có dân chủ thực sự khi chưa đạt được tiến độ “Kiến đạo sở đoạn hoặc”.
Con đường đi đến "Kiến đạo sở đoạn hoặc", Ý THỨC PHÁ CHẤP được tiến hành như thế nào làm nền móng cho việc "Tu đạo sở đoạn hoặc" để được tự tại thong dong vào ra, lên xuống khắp pháp giới chúng sanh mà thuật ngữ hình nhi hạ học gọi là Tự do.
Từ đây ta thấy chỉ thực sự có tự do khi thân – khẩu – ý hành không bị chi phối bởi THAM – SÂN – SI.
Cho nên nói đến ý thức tổ chức trên con đường hoằng hóa độ sanh là nói đến con đường phá chấp và hạ thủ tấn tu tam vô lậu học GIỚI – ĐỊNH – HUỆ.
Sở dĩ tổ chức chúng ta tồn tại đến hôm nay với danh xưng đầy đủ là Tổ chức giáo dục sinh hoạt tu học Gia Đình Phật Tử Việt Nam cũng bởi chư tôn Sáng Lập, Cố Vấn, Bảo Trợ và hàng Huynh Trưởng tại hàng có tâm nguyện cầu học, cần tu và hạnh độ tha được thể hiện bởi Sứ Mạng Áo Lam nghiêm mật. Điều nầy kiến thức và sở học của thế trí có thể nói là bất khả tư nghì.
Cho nên nói đến tu học mà luôn luôn tự hào về kiến thức, trình độ học vị, học hàm nơi thế gian thì đây là “Thế trí biện thông” một trong tám nạn mà chân Phật Tử phải tránh xa. Phải nghĩ kiến thức, thế trí là phương tiện chứ không phải cứu cánh mới thật sự đã đặt gánh nặng xuống, mới có đủ năng lực vượt qua phiền não tử sanh. Rất mong các bậc Đạo Sư trong nội hộ thiện tri thức giúp chúng ta kiến lập chương trình thích nghi; các lý thuyết gia xây dựng cơ cấu, hoàn thành tổ chức là một thực chứng xã hội bất khả phân, làm lộ rõ những lý chứng sở tri gây mầm mống phân hóa chia rẽ nội bộ hầu trang nghiêm tổ chức, thanh tịnh được hàng ngũ Huynh Trưởng.
Hãy dõng mãnh phát lập tâm nguyện Bồ Đề.
Hãy tỏ rõ sự khát khao cần cầu giới pháp Bồ Tát.
Hãy tinh chuyên cầu học giới pháp Bồ Tát.
Hãy tinh chuyên hành Bồ Tát Hạnh, tu Bồ Tát Đạo mới có thể nói đến dân chủ và tự do./.
THỊ NGUYÊN
515 lượt xem
Tin khác
LÁ THƯ SEN TRẮNG (Bản tin Sen Trắng số 03) BBT Trang Nhà Thế Giới xin đăng tải lại bài sen trắng Vu Lan của Htr Nguyên Tín – Nguyễn…
Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Quý mão, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình,…
NHỮNG NỐT NHẠC THẦM LẶNG Phụng thân mến, Chị cứ ngỡ rằng chị em mình còn có dịp được làm việc chung qua những lần thực hiện kỷ yếu như…
CẢM NIỆM XUẤT GIA 08-02 Nhâm Dần Năm 2022 Ánh trăng thượng tuần tháng hai Ấn Độ dần khuất nơi phía chân trời xa thẳm, in bóng trải dài nơi…