CÂY CAM BÊN BỜ SUỐI
Hồi trước, cũng khá lâu rồi, khi tôi còn nhỏ, tôi nhớ gần sau lưng nhà tôi có một con suối, nó khá đẹp và mát mẻ gần đó có mọc một cây cam, cũng rất xanh tươi. Nhưng không hiểu tại sao về sau cây cam lại ngày càng khô héo và chẳng bao lâu cây cam đã bị chết khô. Sau này, nghe ba tôi nói: “khi đào lên thì rễ cây cam khô và không có ẩm ướt”, tôi mới hiểu được lý do mà cây cam héo tàn và chết. Đó là do cây cam không tiếp nhận được sự tươi mát của dòng suối kia. Nên nó bị thiếu nước cung cấp cho hoạt động sống, dẫn đến mất sức sống và tàn lụi dần dần. Thật đáng tội nghiệp cho cây cam đó phải không?!…
Trong việc tu và học Phật cũng vậy. Có rất nhiều người trong chúng ta suốt đời sống bên Bậc Hiền Thiện, hoặc được duyên may học hỏi rất nhiều giáo lý của Đức Thế Tôn, nào là “Tam quy, Ngũ giới, Thập thiện, Lục hòa kỉnh v.v..” cao hơn nữa thì “Tánh không, Bát Nhã, Lục Độ, Pháp giới duyên khởi v.v…” nhưng họ vẫn ngày càng héo tàn và “bản tánh kia” vẫn không thay đổi chút nào cả.
Bởi vì, lý do là họ chỉ thích ngồi bên Bậc Hiền Hiện – Trí giả, mà vẫn còn tham chấp không chịu buông bỏ nhiều thứ, không muốn được trở thành Bậc Hiền Thiện; và họ héo tàn bởi vì họ chỉ thích ngồi bên giáo lý chánh pháp, mà không chịu hành pháp, không biến sở học bao la thành thực tiễn hành động.
Sự giải thoát khổ đau, hướng đến an lạc tịnh tĩnh chỉ rảy xa khi nào chúng ta “TRI HÀNH HỢP NHẤT CHÁNH PHÁP”, chứ không thể xảy ra khi chúng ta chỉ ngồi một bên, chuyện đó như “lông rùa rừng thỏ” không bao giờ có trong cuộc đời này.
Trong Kinh Nikaya – Trung Bộ II – bài kinh “Tất cả lậu hậu”, Thế Tôn dạy: “Này các Tỷ-kheo, Ta giảng sự diệt tận các lậu hoặc cho người biết, cho người thấy, không phải cho người không biết, cho người không thấy”. Lại nữa, Đại trí độ quyển 25 nói: “Phật pháp như biển lớn có thể vào bằng tín vượt qua bằng trí”. Như vậy, đối với những người chỉ biết ngồi bên giáo lý Phật Đà hay chỉ tín ngưỡng nền giáo lý ấy, mà không biến những sở học chánh Pháp ấy vào đời sống cá nhân và xã hội thì “giáo lý cứ mãi là giáo lý” như kinh Viên Giác đức Phật dạy “ Nhứt thiết tu đa la giáo như tiêu nguyệt chỉ” (Tất cả giáo Pháp như ngón tay chỉ mặt trăng) hay “Giáo Pháp ta dụ như chiếc bè, Chánh Pháp còn phải bỏ hà huống là Phi pháp” (Kinh Kim Cang). Phải từ bỏ ngón tay và chiếc bè mới có thể vượt qua biển Phật Pháp bằng “Trí” đến được bờ giác, chạm được mặt trăng. Thì lúc đó “Giáo lý mới thành chân lý” được. Hãy là Thiện Tài đồng tử không chỉ siêng học cầu Chánh Pháp để phát khởi chí nguyện đại thừa mà còn biến sở học ấy thành thực tiễn hành động, lúc đó cây cam không chỉ tươi tốt, mà còn kết trái ngọt lành. Như thế, gọi là đã “Phát bồ đề tâm” và thực hành “Bồ tát hạnh” để đi trên “Bồ tát đạo”. Bởi vì : “Vọng thất bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp” (Hoa Nghiêm kinh). Nếu không cho dù có tự nhận mình là “Như Lai tử” hay “đệ tư Như Lai” thì thật chất cũng như cây cam bên bờ suối ngày ngày sẽ khô héo và tàn úa mà thôi.
PL.2557, Giữa đông 11/2013
Minh Giác
527 lượt xem
Tin khác
LÁ THƯ SEN TRẮNG (Bản tin Sen Trắng số 03) BBT Trang Nhà Thế Giới xin đăng tải lại bài sen trắng Vu Lan của Htr Nguyên Tín – Nguyễn…
Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Quý mão, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình,…
NHỮNG NỐT NHẠC THẦM LẶNG Phụng thân mến, Chị cứ ngỡ rằng chị em mình còn có dịp được làm việc chung qua những lần thực hiện kỷ yếu như…
CẢM NIỆM XUẤT GIA 08-02 Nhâm Dần Năm 2022 Ánh trăng thượng tuần tháng hai Ấn Độ dần khuất nơi phía chân trời xa thẳm, in bóng trải dài nơi…