Mỗi người phải tự đánh giá, trả lời về chính mình trước phán xét của lương tâm, trước ánh sáng chân lý
Lương tâm là cái thiện tâm, là đặc tính trong mỗi con người, là cảm quan về nghĩa vụ, là trách nhiệm về chân thiện mỹ
Lương tâm là dữ kiện chánh nghiệm sẵn có, mà không hề hủy bỏ được. Có lương tâm, hướng dẫn con người đến đời sống trong sáng đẹp đẽ, làm cho hành động mỗi người được nâng cao phẩm giá đạo đức
Con người mà không có lương tâm cũng như con thuyền không lái, như ngựa không cương. Lương tâm như một vị thẩm phán, phán xét quá trình hành vi của mình. Lương tâm giúp cho con người làm tròn bổn phận đối với nhân quần xã hội
Lương tâm là năng lực mang tính tự giác, tự giám sát bản thân, tự đề ra cho mình nghĩa vụ đạo đức phải hoàn thành, tự đánh giá hành vi của mình. Nói rộng ra, lương tâm là ý thức chủ quan của cá nhân về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với xã hội, được coi như là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bản thân
Lương tâm là phạm trù về ý thức, về luân lý đạo đức nhân bản, là sự phán đoán của lý trí, là lòng trắc ẩn, thôi thúc làm lành – lánh dữ. Không làm theo tiếng nói xuất phát từ đáy lòng, là sa chân vào cạm bẩy cám dỗ, làm điều xấu xa, gây nên tội lỗi
Lương tâm không phải do bẩm sinh, mà là kết quả của một quá trình sống – thực nghiêm
Tuổi trẻ đang sống giữa bối cảnh tục hóa, khi mà con người say sưa đổ xô đi tìm khoái lạc – vật chất – hư vinh. Xem thường những thôi thúc lương tri – luân lý – đạo đức… Từ đó, kéo theo biết bao hệ lụy nghiêm trọng cho bản thân và xã hội. Đặc biệt đối với tuổi trẻ hiện nay, lương tâm chân chính lại là điều xa lạ, họ quả quyết – tự mãn điều mà mình đang suy nghĩ, đang thực hiện là đúng. Không chịu lắng nghe tiếng nói của lương tri, họ quan niệm lương tâm như là một điều gì đó rất xa xỉ…
Do hoàn cảnh tác động, do thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết đúng – sai. Do chai lì trước cuộc sông bất công nghiệt ngã, dễ dàng dẫn đến tội lỗi. Tuổi hoa niên, dễ dàng bị cám dỗ, bị rung động mạnh mẽ. Những cảm xúc đam mê, những vui – buồn, yêu – ghét hay ham muốn – nhàm chán, được coi là tốt, khi nó được góp phần vào nghĩa cử cao đẹp, nếu với hành vi trái ngược lại, thì nó là xấu xa vô cùng. Bản chất của đam mê, nó không tốt – cũng không xấu, muốn được hoàn hảo về mặt luân lý, người ứng dụng, phải vận dụng lý trí để định hướng đam mê theo chiều hướng tốt đẹp
Thuở thiếu thời, ai mà không có lần lầm lỡ, bị cám dỗ. Cám dỗ có nhiều mặt – đa dạng, dễ ngộ nhận – lẫn lộn, biện minh cho sai lầm. Những cám dỗ thường xảy ra đối với những ai yếu đuối, nó mang khuynh hướng thiên về điều xấu hơn là lẽ thiện. Bị cám dỗ không phải là cái tội, nó trở thành tội lỗi khi dễ dàng buông thả – đồng thuận, nhận chìm tự thân vào vũng bùn tội lỗi. Nhưng với ý chí tự do dứt khoát vươn lên, là sức mạnh tinh thần, giúp ta trưởng thành, vượt thoát ra khỏi vũng xoáy tối tăm, giảm thiểu sự hiện diện xấu xa
Tội lỗi cũng đa dạng. Tội lỗi được hình thành bởi tâm hồn đen tối. Chủ ý xa lìa điều thiện, là nguyên nhân phát sinh tội lỗi
Lương tâm không hệ lụy vào một quy luật nhất định, nhưng người có lương tâm, là người biết tuân theo tiếng lòng thôi thúc. Nhờ có lương tâm, mà tâm hồn được trong trắng – ngay thẳng, nhận thức được hành vi tốt xấu. Lương tâm phải được tu dưỡng thường xuyên, dù có phải chịu thiệt thòi hay hy sinh, cũng phải thực hiện bằng được những việc lành, xa tránh những điều tội lỗi, xấu ác. Muốn được vậy cần phải biết quay về với nội tâm, biết kiểm điểm hành vi phù hợp với thực tại, được ánh sáng chân lý soi rọi qua việc học hỏi từ gia đình, học đường, xã hội và nhất là được hướng dẫn tu học dưới nền giáo dục GĐPT, để hình thành nền tảng đạo đức nhân bản
Sám hối là khát vọng hướng về – nhìn lại, ý thức về hành vi tội lỗi đã làm, về những hậu quả bản thân đã gây ra. Khi phạm lỗi, con người tước bỏ lương tâm, chối từ đời sống thánh thiện. Đã gây ra tội lỗi, dù nặng hay nhẹ, cũng làm thương tổn đến tha nhân, vô tình xóa nhòa đi hình ảnh bản thiện vốn có. Sám hối là biết sửa chữa, điều chỉnh lại bản thân, điều chỉnh lại những hành vi sai trái, để không còn va chạm làm phiền lụy đến tha nhân
Lương tâm là sự phán xét của lý trí, là ý thức tự đáy lòng, thôi thúc làm lành -lánh dữ. Phải với lý trí tỉnh thức, để uốn nắn sự đam mê theo chiều hướng trong sáng tốt đẹp. Để chống trả sự cám dỗ tệ hại, phải thực tập tự kiềm chế bản thân, luyện tập nhân đức, chăm chỉ tu học, đủ bản lĩnh đối kháng mạnh mẽ – dứt khoát ngay từ ban đầu để được chánh tâm
Nguyên Hoàng
PHAN VĂN HUY TÂM
1511 lượt xem
Tin khác
LÁ THƯ SEN TRẮNG (Bản tin Sen Trắng số 03) BBT Trang Nhà Thế Giới xin đăng tải lại bài sen trắng Vu Lan của Htr Nguyên Tín – Nguyễn…
Thưa quý vị, Quý vị nào có duyên cầm được bản chiêm tinh này, trong mùa xuân Quý mão, xin quý vị hãy mỉm cười với vận mạng của mình,…
NHỮNG NỐT NHẠC THẦM LẶNG Phụng thân mến, Chị cứ ngỡ rằng chị em mình còn có dịp được làm việc chung qua những lần thực hiện kỷ yếu như…
CẢM NIỆM XUẤT GIA 08-02 Nhâm Dần Năm 2022 Ánh trăng thượng tuần tháng hai Ấn Độ dần khuất nơi phía chân trời xa thẳm, in bóng trải dài nơi…