Hình tượng Di-lặc
Maitreya statue

***

Nội dung:

1/. Hình tượng Di-lặc trước thế kỷ thứ 10.

2/. Hình tượng Di-lặc sau thế kỷ thứ 10.

       2.1/. Hình tượng Di-lặc với 5 đứa bé.

– Mô tả theo Ngũ giác quan.
– Mô tả theo sự hưởng thụ.

2.2/. Hình tượng Di-lặc với 6 đứa bé.

3/. Sơ nét về tu học 6 Trí (Lục trí) trong đạo Phật.

NBS: Minh Tâm 18/11/2016

o0o

Maitreya – Wikipedia
Di-lặc – Wikipedia tiếng Việt

Tượng Di-lặc ngày nay

Trong đạo Phật, hình tượng không có giá trị thực có, vì tất cả mọi sự vật đều là những hợp duyên tạm. Thực chất, hình tượng chỉ dùng để biểu tượng cho dễ nhớ ở khía cạnh triết lý trong việc tu học.

Cũng tùy theo mỗi vùng miền mà có những hình tượng biểu tượng khác nhau, thích nghi theo văn hóa bản địa.

1/. Hình tượng Di-lặc trước thế kỷ thứ 10. 

Di-lặc theo kinh điển của đạo Phật được xem là vị Phật tương lai ở một chu kỳ mới, sau chu kỳ của Phật Thích Ca. Vị này có tánh hạnh hoan hỷ (vui tươi, hạnh phúc).  Dưới đây là vài hình tượng Di-lặc được tạc ra vào trước thế kỷ 10CN.


Tượng Di-lặc tại Viện bảo tàng Patan, Kathmandu, Nepal


Tượng đồng Di lặc trầm ngâm, khoảng thế kỷ thứ 7. Hiện vật nằm trong danh sách quốc bảo của Hàn Quốc.


Tượng Di Lặc tạc vào vách núi Lạc Sơn (Lạc Sơn Đại Phật) ở Trung Quốc, khởi xây vào năm 713

2/. Hình tượng Di-lặc sau thế kỷ thứ 10.


Tượng Di Lặc lớn nhất Việt Nam trên đỉnh núi Cấm, An Giang

Thời Ngũ Đại (907-960), vào triều Lương, trong dân gian xuất hiện hình tượng Phật Di Lặc có miệng cười rạng rỡ hồn nhiên, sau lưng quảy bị vải gai. Đó chính là hình tượng Di Lặc thường thấy ngày nay trong những tranh tượng, kinh sách ở các tự viện Phật giáo Bắc truyền và được gọi là “Tiếu khẩu Di Lặc Phật” hay “Di Lặc Phật bụng phệ”.

Hình tượng này được tạo theo tướng mạo của một vị hòa thượng có tên là Khế Thử, hiệu là Trường Đinh Tử Bố đại sư, không rõ họ, người Tứ Minh, tỉnh Chiết Giang TQ, có dáng mập mạp, bụng to, rong duổi khắp nơi. Ông thường hay chống tích trượng, quảy một túi vải gai, đi ngao du, vừa khất thực vừa thuyết pháp, nên người cùng thời gọi ông là “Bố Đại Hòa Thượng” (布袋和尚 – hòa thượng túi vải).

Nét tượng vui tươi với cái bụng to. Bụng to là hàm ý dung nạp tất cả thị phi, đối đãi … cho nên mới an vui. Vì thế hình tượng của vị Di-lặc được cho là đặc trưng cho hạnh phúc về thân tâm.

Còn các đứa bé vui tươi là tượng trưng cho những tính bất thiện gây ra đau khổ chi phối con người, đã được chuyển hóa. Có 2 cách mô tả dụng ý này:

2.1/. Hình tượng Di-lặc với 5 đứa bé.

– Mô tả theo Ngũ giác quan.

Đó là năm thứ ham muốn chi phối con người:

Sắc dục (ham muốn thấy sắc đẹp, ưa thích tướng tốt).
Thinh dục  (ham muốn nghe tiếng hay, dịu ngọt)
Hương dục  (ham muốn ngửi mùi thơm ngạt ngào).
Vị dục  (ham muốn sự ăn uống ngon ngọt).
Xúc dục  (ham muốn sự đụng chạm mềm dịu).

– Mô tả theo sự hưởng thụ.

Đó là:

Tài dục (ham muốn của cải, vàng ngọc).
Sắc dục (ham sắc đẹp, nhục dục).
Danh dục (ham muốn địa vị, tiếng tốt).     
Thực dục (ham muốn ăn ngon, ăn nhiều).
Thùy dục (ham muốn ngủ nghỉ nhiều).

2.2/. Hình tượng Di-lặc với 6 đứa bé.

Hình tượng này mang dáng dấp như ở hình tượng Di-lặc có 5 đứa bé vui tươi, nhưng lại có 6.  Số lượng 6 là nhằm mô tả 6 cơ cấu chi phối lên nhận thức và hành động của con người được chuyển hóa, đó là: [6 Căn + 6 Trần => 6 Thức] è [6 Căn + 6 Trần => 6 Trí].

 

   LỤC CĂN          LỤC TRẦN         LỤC THỨC              LỤC TRÍ

                                                          (cố chấp cái biết)         (xả ly cái biết)

  – Nhãn căn          Sắc trần               Nhãn thức                   Nhãn trí

   (= mắt)                (= hình sắc)

  – Nhĩ căn              Thinh trần           Nhĩ thức                      Nhĩ trí

   (= tai)                  (= âm thanh)

  – Tỹ căn               Hương trần         Tỹ thức                         Tỹ trí     

   (= mũi)                (= mùi ngửi)

  – Thiệt căn           Vị trần                 Thiệt thức                    Thiệt trí

   (= lưỡi)                (= vị nếm)

  – Thân căn           Xúc trần     Thân thức                    Thân trí

   (= da)                   (= cảm xúc)

  – Ý căn                 Pháp trần             Ý thức                         Ý trí

   (= não)      (= ký ức về tình cảm và lý trí)                                 


Hình tượng Di-lặc với 6 đứa bé

Hình tượng tiêu biểu cho việc tu học trong đạo Phật có lẽ nên chọn loại “Hình tượng Di-lặc với 6 đứa bé”, vì nó biểu hiện đầy đủ cho cả hai mặt Thân và Tâm – tức cụ thể và trừu tượng hay hữu hình và vô hình.

3/. Sơ nét về tu học 6 Trí (Lục trí) trong đạo Phật.

 Người tu theo đạo Phật là người hướng mục tiêu thành Phật, là trở thành bậc Giác ngộ-Giải thoát (= Thấy biết đúng lẽ thật để đưa tới đời sống Tự do thật sự). Người tu không luận Nam hay Nữ, Xuất gia hay Tại gia, đều có đầy đủ khả năng hiện thực việc rèn luyện thuần thục đạt 6 Trí (= Lục trí, Tuệ giác) nói trên.

Sự rèn luyện này dựa vào sự thấu hiểuquán niệm lẽ thật Duyên khởi (= Duyên hợp, Duyên sinh), nhằm làm cho nhận thức cố chấp hay nhận thức buộc trói (= Tâm thức hay Ý thức) của chúng ta chuyển hóa nên nhận thức lẽ thật hay nhận thức vô ngại (Tâm trí hay Ý trí).

Mục tiêu của đạo Phật là tu Tâm tức rèn luyện Tâm (= rèn luyện tinh thần), tức rèn luyện cho chúng ta không còn tự trói mình trong các nhận thức tình cảm lý trí chủ quan nữa từ lẽ thật Duyên khởi.

Chúng ta cần biết rằng thể xác chúng ta có thể bị người khác kiềm hãm và trói buộc, và cũng có thể nhờ người khác tháo gỡ trói buộc này. Tuy nhiên, về mảng tinh thần (= tình cảm và lý trí) của chúng ta thì lại do chính chúng ta tự trói buộc  và  tự tháo gỡ  là chính.

Kỳ thật, tinh thần của chúng ta vẫn có thể bị người khác trói buộc, đó là khi chúng ta lười suy nghĩ, lười suy xét, dễ dãi chấp nhận dư luận hay tín điều từ các chủ nghĩa chính trị và tôn giáo dần nhồi sọ chúng ta. Đây là điều vô cùng nguy hiểm mà chúng ta cần cảnh giác chắt lọc.

Còn việc tháo gỡ các trói buộc tinh thần, thì tuy nay đã có các thầy thuốc tâm lý với các liệu pháp tâm lý hỗ trợ tháo gỡ stress, nhưng quyết tâm tháo gỡ hay không thì cũng lại tùy chính chúng ta.

Xưa thì Đức, Ý, Nhật nhồi sọ chủ nghĩa Phát-xít gây thế chiến II.  Còn nay thì rất nhiều thông tin về việc nhồi sọ quần chúng Trung Quốc, kích động căm thù và hiếu chiến và coi thường việc xảy ra thế chiến III.  Ngoài ra, cũng không ít thông tin về nhiều tôn giáo đã làm hại nhiều người tự tử hay từ chối sự can thiệp của y khoa để chấp nhận cái chết “trong sạch”.

***

1367 lượt xem