SUỐI NGUỒN YÊU THƯƠNG


Nguyên Phương – Hoàng Trọng Cang

Được sự giới thiệu của anh Tâm Liên Trần Ngọc Giao, anh Nguyên Phương có đến nhà tôi thăm chơi, sau khi đọc những tác phẩm tôi viết như 52 Câu Chuện Dưới Cờ, 60 mẫu chuyện đạo và tiền thân, Nhân Minh Phương Pháp Hướng Dẫn trong tổ chức GĐPTVN, Ôn Phước Quang, Tinh Yếu Kinh Văn, Sứ mạng Huynh Trưởng Vạn Hạnh… Anh và anh Tâm Liên đến khi tôi không có nhà nhưng rất may chỉ ba phút sau thì tôi về. Thấy tôi đẩy chiếc xe Cyclo vào nhà mồ hôi nhễ nhãi hai anh bắt tay tôi có vẻ ái ngại, biết vậy tôi vui cười khỏa lấp: “Hai anh đừng ngại tuổi trẻ em vất vả còn gấp năm bảy lần như hôm nay. Anh Nguyên Phương (Hoàng Trọng Cang tác giả nhiều ca khúc nổi tiếng như “Chim Bốn Phương” “Dòng A Nô Ma” “Đường Về Chiều” “Em bé bán bánh mì” “Đoàn Hương Trang” …).

Vào đề: Thấy em viết những mẫu chuyện xưa bằng xúc cảm hiện thực phát xuất từ những trải nghiệm của cuộc sống, anh xúc động. Anh cũng có những trải nghiệm như thế nhưng là từ trong tháp ngà, trên cao hay dưới thấp điều đó không quan trọng mà quan trọng là ở chỗ, chính tổ chức GĐPTVN là kích thích tố tiết xuất ra chất keo sơn gắn bó nhân bản đầy tình người mà trong đó em và anh là những con người hàm ân sự nuôi dưỡng của tổ chức và nếu làm được gì để thăng hoa tổ chức ta sẳn sàng dù phải hy sinh cả thân mạng. Lời anh nói mang cả nguồn năng lượng và suối nguồn cuộc sống chảy vào trong da long máu thịt của chính tôi. Rồi anh kể: Ngày xưa còn bé anh đã bị những đứa trẻ con nhà giàu chọc ghẹo ví anh có ngoại hình “dùn vai rút cổ” và chúng tìm mọi cách để xúc phạm kể cả lăng nhục anh. Anh chán nãn đã hai lần tự tử mà cứu kịp, Rồi một hôm anh theo cha mẹ đến chùa, làm quen với ACE trong đoàn Đồng Ấu Phật Tử. Ở đây không ai để ý đến khuyết tật của anh, đối xử với anh quá tốt. Anh là người thông minh học rất giỏi nên ai cũng phục và nhờ anh giảng giải đủ mọi thứ vấn đề. Anh cảm thấy yêu đời mến đạo và không ngớt ca dương sự sinh hoạt trong cửa nhà chùa. Anh có một người đội trưởng, lớn hơn anh chỉ năm ba tuổi thôi, nhưng việc gì cũng biết, anh giỏi về truyền tin, dấu đi đường, điều khiển nghi thức đội, kỹ thuật gút trại nối tháp cây gậy v.v… Một hôm thức khuya đói bụng lại nghe tiếng rao “Bánh mì nóng dòn đây” anh gọi lại. Người bán bánh mì ngoài hàng rào chui bánh mì vào và anh đưa tiền ra, dưới ánh sáng tờ mờ của đường phố anh thấy người bán bánh chính là anh đội trưởng kính mến của anh. Anh xúc động quá, cái con người tài ba đôn hậu ấy cớ sao lại khổ như thế nầy. Anh bị thao thức và dằn vặt mãi rồi anh đến bên chiếc đàn và viết bài “Em bé bán bánh mì khuya” hay “Mưa Đông” Anh thay vai anh đội trưởng thành vai em bé để cảm xúc dể tuông trào.

Có thể nói anh Nguyên Phương, anh Như Tâm, anh Tâm Liên, anh Tâm Bản, anh Nhật Thường, anh Thị Đề, anh Nguyên Ngộ, anh Bổn Đồng… Mỗi người một vẻ nhưng đều là những người thầy vĩ đại của tôi. Mỗi khi lên bục giảng, mỗi khi đến trại trường, hình ảnh các anh không thể xóa mờ trong tim tôi, tôi trao truyền cho tầng lớp trẻ bằng sự sống, bằng máu huyết, bằng hơi thở, bằng sự sống của chính tôi với tất cả sự trân trọng tin tưởng. Tôi luôn yêu đời và luôn muốn tổ chức thăng hoa ấy thế mà vẫn không thể trả nổi ơn đức của quý ôn, quý thầy và quý anh, nếu không khởi chí xuất trần thượng sĩ tuy có muộn.

Tôi muốn ACE cùng tuổi tôi thấy được điều đó và đừng bao giờ ở lại với chức vụ hiện có quá hai nhiệm kỳ. Tài năng nhân lực tổ chức ta không thiếu. hãy trao truyền sứ mạng ngay từ bây giờ và đừng bao giờ làm lão hóa tổ chức. Chớ quên ba cánh cửa giải thoát đang chờ thế hệ chúng ta đừng để quá trể (Tam Giải Thoát Môn: KHÔNG-VÔ TƯỜNG-VÔ TÁC vậy./.

(Thị Nguyên)

619 lượt xem