Ba cõi không an, giống như nhà lửa

xã hội là một quần thế tương quan giữa người với người, nơi diễn ra vô vàn mâu thuẩn tác động lên nhau, dễ dàng đánh mất nhân thân. Nhằm mục đích hoàn thiện nhân cách, tu học thực tập giáo lý thù thắng, nổ lực hành trì giới luật, nhân cách người Phật tử dần dần được tỏa sáng

Huynh trưởng Phật tử phát nguyện thực tập lợi tha, góp phần chuyển hóa tha nhân, thể nhập cứu cánh giác ngộ giải thoát

Giới luật như chiếc thuyền quí báu, đưa hành giả vượt qua biển sinh tử; như mảnh đất mầu mở, muôn vật nhờ đó mà sản sinh; như viên minh châu, soi sáng đêm dài tăm tối; là cửa ngõ ban đầu, để đi đến thành Niết bàn tịch tĩnh

Y cứ giới bản Bồ Tát, Huynh trưởng GĐPT khắc khoải đặt ra phương hướng phát nguyện hành trì, thực tập tu học Bi – Trí – Dũng, tinh tấn vượt qua chướng duyên phát huy sứ mệnh giáo dục, “Nhân sinh hóa Phật giáo”, kiến tao uế địa thành tịnh độ hiện thực nhân gian

Giới luật như mảnh lưới bảo tràng Nhơn Đà La Võng, tầng tầng, lớp lớp soi sáng cho nhau. Điều luật này liên kết chặt chẽ hổ tương với giới điều kia giúp cho hành giả phòng hộ chứng đắc giới thể, thăng tiến đạo hạnh

Kinh Phạm Võng phân tích quán chiếu tường tận từ sâu thẳm của ngã chấp; như một bản đồ định hướng, từ nền tảng ngã kiến, vượt lên trên điên đảo, đạt đến giác ngộ chân lý như nhất

Bồ-tát giới là bản nguyên của chư Phật, là căn bản của Bồ-tát, là căn bản của đại chúng Phật tử

Muốn thực hiện Bồ tát đạo, phải phát tâm bồ đề thọ trì Bồ tát giới, Bồ tát giới là căn bản thành toàn đạo nghiệp Phật tử

 Ta đã trải qua hằng trăm a tăng kỳ kiếp tu hành tâm địa, do nhân đó mới xả phàm phu thành Đẳng chánh giác.

Bồ tát gới là Tâm Địa Giới, giới xuất phát từ Bồ Đề Tâm, được thể hiện từ bản nguyện thanh tịnh sáng soi huệ mạng

Thiện nam tử, Bồ-đề tâm như hạt giống, vì từ đó nảy mầm tất cả Phật pháp. Bồ-đề tâm như khoảnh ruộng tốt, vì từ đó sinh trưởng tất cả các pháp bạch tịnh của chúng sanh. Bồ-đề tâm như mặt đất, vì nâng đỡ tất cả thế gian. Bồ-đề tâm như nguồn nước, rửa sạch tất cả cáu bẩn phiền não. Bồ-đề tâm như ngọn gió, đi khắp thế gian không trở ngại. Bồ-đề tâm như ngọn lửa đốt cháy tất cả cỏ rác tà kiến…”

– Kinh Hoa Nghiêm – 

Kinh Ưu Bà Tắc Giới được đức Phật giảng dạy cho Thiện Sinh, một trưởng giả cư sĩ. Đây là bộ luật dành cho Phật tử tại gia cận sự thực tập tu học

Trọng tâm của kinh: Phát tâm bồ đề, khởi tâm từ bi, phát nguyện kiên cố chân thật, thực tập tu hạnh nghiệp:

– Gần bạn lành – dẹp nóng giận

– Vâng lời dạy chơn chánh của thầy, bạn

– Mở lòng thương đối với mọi người

– Chuyên tâm tu tập – có tâm khoan hồng

– Không chán nản và tiếc lời khuyên nhủ khi cần khuyên

– Không kiêu hãnh khi làm được việc tốt

– Không ganh tỵ khi thấy người làm điều hay mà mình không làm được

– Thương tất cả chúng sanh đều như nhau và giúp đỡ bình đẳng

                        Tinh tấn ngừa ác, dứt ác; tinh tấn làm việc thiện

                        Chuyên tâm trì giới, tập hạnh Từ bi, Hỷ xả, xa lìa phiền não, tu các pháp lành

Đức Phật là một nhà văn hóa lớn, căn cứ phong tục tập quán đời thường, vận dụng linh hoạt cầu: an lạc, giải thoát cho mìnhtự lợi” và an lạc, giải thoát cho người “lợi tha”, góp phần chuyển hóa tha nhân dẫn dắt vào chánh pháp, làm thơm hương cuộc sống 

Du Già Sư Địa Giới, lấy Tam tụ tịnh giới làm cơ sở;  phân tích 6 Ba la mật, từ Bố thí đến Bát nhã, tất cả gồm 43 điều, giúp hành giả học giới tin nhận, quán chiếu, thọ trì

Bồ tát giới là Tam tụ tịnh giới, Tập hợp toàn bộ Phật pháp vào ba pháp hạnh lớn:

1.     Hành trì tất cả tịnh giới

2.     Tu tất cả thiện pháp

3.     Hóa độ tất cả chúng sinh

Bồ tát giới tích cực hành trì hàm dung tất cả oai nghi giới luật hiện hành, chấm dứt hành vi xấu ác, thực hiện toàn bộ thiện nghiệp lợi tha, từ bi hỷ xã hoằng nguyện thiện hóa tất cả chúng sinh

Thực hành Bồ tát giới, là hành trì đại hạnh Lục độ ba la mật:

1.     Chia sẻ với mọi người những nỗi nguy nan, âu lo, khốn khó

2.     Thực tập oai nghi tịnh hạnh, hoàn chỉnh thân giáo

3.     An nhẫn, tĩnh tại, vượt qua chướng duyên đời thường

4.     Tinh tấn đi lên bằng nguyện lực

5.     Thúc liểm thân tâm, làm mới nguồn năng lương, phát triển  sức sống nội tại

6.     Giác ngộ thật tướng

Với đại trí, đại bi, đại từ, đại nguyện; Ba la mật như chuyến đò đáo bỉ ngạn, góp phần thiết yếu hoàn thành viên dung bản nguyện không tịch Bồ đề

         Phật tử Quy y Phật, hướng đến giác ngộ vẹn toàn

         Phât tử Quy y Pháp, hướng đến tuệ giác vô biên

         Phật tử Quy y Tăng, hướng đến bản thể chân như, thanh tịnh

Thực tập giới pháp thanh tịnh, Huynh trưởng chuyên cần suy ngẫm:

         Đây là giới đức thanh tịnh, Huynh trưởng thọ Bồ tát giới cần phải nghiêm giữ

         Đây là chánh pháp Như Lai, Huynh trưởng Bồ tát giới cần phải thi thiết hộ trì

         Đây là thiện nghiệp lợi lạc, Huynh trưởng Bồ tát giới cần phải vị tha thực hành

Muốn thành tựu công hạnh Bồ tát, Huynh trưởng Phật tử cần phải tinh tấn tu tập Bồ tát giới, phát nguyện dâng hiến trọn đời vì an lạc tự thân mà còn nhiêu ích lợi lạc thiết thực vì sự nghiệp giáo dục đàn em thân yêu

Giới luật là thọ mạng của Phật pháp. Giới luật còn thì Phật pháp còn

Giới luật là những điều luật thi thiết dành cho người xuất gia và tại gia thọ trì, nhằm mục mục đích giữ gìn và phòng hộ ác nghiệp, tăng trưởng thiện nghiệp, làm thanh tịnh an lạc thiết thực tự thân, tôn nghiêm thân giáo, góp phần tích cực chuyển hóa tha nhân

Trên hành trình thực tập giải thoát, hành giả trãi qua Tam vô lậu học: Giới học, Định học và Huệ học. Trong đó Giới vô lậu học là căn bản tiên quyết, giới là nền tảng, quyết định sanh định và phát triển trí tuệ

Giới là cội gốc hết thảy các điều lành

– Kinh Phương Đẳng – 

Giữa xã hội nhiễu nhương, nếu không có luật pháp công minh rõ ràng, thì tự do, bình đẳng, hạnh phúc không tồn tại. Người Phật tử muốn sở đắc an lạc, thanh tịnh, trí tuệ và giải thoát, thì phải tinh cần nghiêm trì Tịnh như băng tuyết từng nấc thang giới luật

Là hành giả gữ gìn mạng mạch, Tác như lai xứ”, muốn có chánh pháp trường tồn, thì giới luật là kim chỉ nam, là ánh sao định hướng

Vào biển Phật Pháp lấy đức tin làm căn bản, vượt dòng sanh tử lấy giới luật làm thuyền bè

Kinh Đại thừa Bổn Sanh Tâm Địa Quán 

Dù bộn bề bởi cuộc mưu sinh, Huynh trưởng Phật tử nhận thức cuộc đời ảo hóa, ý thức giá trị Phật pháp kỳ vĩ, phát nguyện thọ trì giới pháp thanh tịnh, thành tựu Giới – Định – Tuệ, giải thoát khổ đau, thăng hoa cuộc sống cho mình và cho người

Báo đáp ân đức chư Phật, Thầy Tổ; báo đáp ân đức chư tiền bối hữu công sáng lập, các anh chị trưởng bối đi trước. Huyng trưởng GĐPTVN thành kính ngưỡng vọng hướng về tưởng niệm, và chân thành nhìn lại thực tại, để mà đau đáu, miệt mài, chăm lo, giữ gìn bảo tồn mạng mạch, vun bồi nâng cao phẩm giá, tôn nghiêm tự thân, và vì thế hệ đàn em mai sau./-


Nguyên Hoàng PHAN VĂN HUY TÂM

1261 lượt xem