THAM DỰ ĐỆ TỨ THẤT TRAI TUẦN
Hòa thượng – thượng TỪ hạ HIỆP hiệu MINH HIỂN


Hình minh họa

Hôm nay, ngày 14 tháng 6 năm 2013, nhằm ngày 7-5 năm Quý Tỵ, Ban Hướng Dẫn Trung Ương Gia Đình Phật Tử Việt Nam tháp tùng Hòa Thượng Thượng Thủ Hội Đồng Tăng Già Chứng Minh tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam cùng về Bửu Lâm Tự ở Long Thành tham dự lễ thất thứ tư của Đại Lão Hòa Thượng bổn sư của Hòa Thượng thượng KIẾN hạ TÁNH, đạo hiệu THÍCH MINH HIỂN phương trượng đường thượng trụ trì Long Bửu Tổ Đường, quận Tư, Sài Gòn. Mặc dù khởi hành từ 7 giờ sáng nhưng vì nạn kẹt xe nên đến nơi có trễ 3 phút theo giấy mời. Trong Linh Đường lúc ấy đã có hơn 100 Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni vừa khách mời lẫn tang môn pháp quyến. Qua tiểu sử hành trạng của ngài là một bài học vô giá, đã gia hộ cho ta gói hành trang cần đủ để vào đời hộ đạo thăng hoa cuộc sống.

Lời cảm niệm của Hòa Thượng Kiến Tánh đơn giản mộc mạc đầy xúc cảm mang tính truyền thừa thân mật thiết tha biết bao tình. Thầy tỏ bày cùng Bổn Sư nhưng lan tỏa xuống thế hệ kế thừa nguồn pháp lạc ân tình thiết tha.

Sau khi quá đường, các anh Nguyên Hoành, Nguyên Thanh, Nguyên Linh, Thị Nguyên; các chị Diệu Quang, Diệu Thuận cùng tháp tùng Ôn qua Phật Ân, có anh Tâm Kiểm – Bạch Hoa Mai. Thầy Minh Tâm và thầy Trung Đạo có nhắc lại về việc đồng phục, việc sinh hoạt hè và có ý khuyến khích tham gia. Anh Tâm Kiểm cũng lưu ý anh chị em về mô hình sinh hoạt nầy. Anh Thị Nguyên có xin phép được ngõ bày quan điểm: Gia Đình Phật Tử Việt Nam là một tổ chức giáo dục hữu hiệu mà nhà nước rất đặt biệt quan tâm và không muốn tổ chức nầy tồn tại. Việc khuyến khích các tổ chức khác mở rộng mô hình sinh hoạt hè có nhiều nguy cơ phá hỏng sự giáo dục, đào tạo của Gia Đình Phật Tử Việt Nam, nhưng trong thế giới nhị nguyên nếu chúng ta nắm vững quy luật và khế thời sinh hoạt vẫn có những thu hút nhân bản của nó, có điều phải nổ lực đầu tư hơn nữa.

Ngài Thượng Thủ dạy: “Anh chị Eem đều có học PHÁP HOA KINH, bộ kinh cơ sở lý thuyết xây dựng cơ cấu tổ chức Gia Đình Phật Tử Việt Nam từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiến trúc. Do đó, cốt lỏi của kinh nầy là “TÙY DUYÊN BẤT BIẾN – BẤT BIẾN TÙY DUYÊN”. Có thể giải mã vấn đề nầy. Anh chị em đồng theo Ôn về Già Lam và chia tay sau đó./.

PHÓNG VIÊN TRANG NHÀ TẠI VIỆT NAM

591 lượt xem