LUÂN LÝ VÀ ĐẠO ĐỨC

Đọc lại lịch sử từng quốc gia cho đến toàn Thế Giới chúng ta thấy trên khía cạnh nhân sinh Luân Lý và Đạo Đức là hai vấn đề không thể tách rời nhau dù là theo chế độ Phụ Hệ hay Mẫu Hệ. Luân Lý là quan hệ huyết thống có tôn ty trật tự và từ đó theo giờ ngày tháng năm, thập kỷ, thế hệ, thế kỷ, thiên niên kỷ mà hình thành nền văn hóa ứng xử từ trong nhà đến tộc họ làng xóm xã hội, Quốc Gia và Cộng đồng thế giới. Từ sự quan hệ huyết thống được ràng buộc bởi tinh thần TRI ÂN và BÁO ÂN mà môn Đạo Đức ra đời. Sự hợp quần xây dựng xã hội cho ta thấy con người cá thể không thể tồn tại mà phải sống cùng sống với và từ đó DÂN TỘC, TỔ QUỐC hình thành và môn “CÔNG DÂN GIÁO DỤC” ra đời.

Sự phát triển vượt bực của KHOA HỌC, KỸ THUẬT đã trao cho con người nhiều phương tiện tiếp xúc trao đổi chẳng những không còn hạn cuộc theo từng địa phương mà còn vượt tầm quốc gia, vùng, lãnh thổ, châu lục mà là còn bao trùm cả thế giới. Ý thức chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, quốc gia cực đoan sẽ phải cáo chung và nhân loại sẽ thiết lập nên một thế giới phẳng không còn những rào cảng về ý hệ, triết học, tôn giáo, chính trị và xã hội. Ngày nay ngồi ở nhà mà làm việc cho một công ty, một quốc gia khác, không cùng tôn giáo, không cùng ý thức hệ chánh trị với số lương thỏa thuận và điều kiện sinh hoạt thích hợp.

Ngày xưa còn bé, có lần tôi đã ghi vào nhật ký: "Làm người ai cũng phải học. Học lực càng cao càng thêm phương tiện kiếm sống để tồn tại, nhưng cuộc sống không thuần chỉ có áo cơm.

Không phải chỉ hôm nay mà ngay từ ngàn xưa nhu cầu của con người trong cuộc sống không đơn thuần chỉ có vật chất mà còn phải có điểm tựa về tinh thần. Bởi con người cảm thấy bất an trước những thiên tai địch họa của đất trời như bão lũ lụt lội, nắng mưa bệnh tật tai họa. Chính vì những điều ấy mà triết gia, tư tưởng gia, các tôn giáo ra đời.

Các tư tưởng gia, triết học gia tùy theo môi trường hoàn cảnh mà lý luận phân tích đánh giá sự kiện để có thể tự do mà sống giữa đất trời lồng lộng bao la. Nhưng quý ngài có hiểu “Con người từ đâu lại? Sống phải làm gì? Và chết con người còn hay mất. Phía sau cái chết là gì?

Tôn giáo đã ra đời. Phần đông đều cho rằng có một đấng sáng tạo đầy quyền năng và ở ngoài sự sống chết. Có thể gọi đó là thượng đế. Đó là Giê-Ô Va, Mahomet, Phạm Thiên. . . . Quý ngài là những bậc cao tột có quả tim thánh (Thánh tâm) đầy yêu thương. Hãy theo lời ngài bởi vì đó là những Tin Lành là Phúc Âm trong cuộc sống. Không tin lời ngài thì đời đời bị đày nơi hỏa ngục vĩnh viễn không có ngày phục sinh. Như Thiên Chúa Giáo, Tin Lành Giáo.

Hồi Giáo chẳng những cũng tin tưởng như thế mà còn cho rằng "Không còn cơ hội nào khác vì thánh ALah là thông sối cùng của thượng đế.

Như thế chúng ta thấy rõ đạo đức là khâm tuân theo ý chúa dâng trọn con tim sự sống cho ngài. Không có đức tin thì vĩnh viễn đọa đày nơi hỏa ngục. Đạo Phật không chủ trương như thế. Trên thế gian mọi sự do nhân duyên sanh thì cũng do nơi nhân duyên không thọ hạp mà diệt. Ngài dạy Phật tử đừng khinh xuất tin người. Dù người ấy là triết gia, học giả, nhà lãnh đạo tôn giáo. Lại cũng đừng nên tin những tập quán lâu đời mà hãy giả sử ta thực hành những điều ấy nó có ích cho ta, có lợi cho người, cho nhân quần xã hội thì điều ấy nên tin. Do vậy trên lá cờ Phật Giáo quốc tế biểu tượng của đức tin là Màu Trắng có nghĩa là đức tin sáng suốt vậy. Thứ hai đạo đức của nhà Phật gắn liền với Luân Lý. Tinh thần của đạo Phật là tinh thần tri ân và báo ân. Ân cha mẹ là vô cùng quan trọng. Con không kính yêu cha mẹ. Con không hiếu kính với cha mẹ mà là một người có đạo đức là một điều chưa từng nghe thấy bao giờ. Với đạo Phật muốn trở thành hiền nhân thánh triết trước tiên bạn phải là người có nhân cách phẩm hạnh tuyệt vời hoàn hảo!

Do vậy khi khoa học văn minh vật chất phát triển, tín đồ các tôn giáo dần dần xét lại đức tin của mình. Còn Phật Giáo, khoa học công nghệ thông tin càng phát triển mạnh và là chổ dựa vững chắc cho nhân quần xã hội.

Hiện tại các tôn giáo trên đất nước ta chỉ chủ trương tinh thần đạo đức xã hội, kể cả học thuyết Mac-Lê. Chỉ có Phật Giáo mới có nền luân lý đạo đức gắn liền với nền luân lý đạo đức dân tộc. Và chính đây là điểm tựa nơi y nương không phải dành riêng cho Tăng Ni Tín đồ nhà Phật mà còn là nơi y nương vững chắc của dân tộc và nhân loại./.

THỊ NGUYÊN

1474 lượt xem