HIẾN CHƯƠNG
GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Có thể nói phong trào CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO do đại sư KHÁNH HÒA khởi xướng năm 1920 đã đáp ứng được những trăn trở, hoài bảo và khát vọng của tuyệt đại đa số Tăng Ni Tín Đồ Phật Giáo trên địa bàn cả nước trước tiền đồ của Đạo pháp và Dân tộc có cơ nguy bị diệt vong bởi sự chế tài của nền văn hóa ngoại lai của thực dân Pháp và sự manh nha hình thành chủ thuyết DUY VẬT trên đất nước chúng ta.

Hiến Chương Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được Đại Hội Kỳ I thông qua ngày 14 tháng 1 năm 1965 và tu chỉnh sau cùng ngày 12 tháng 12 Năm 1973 là bản tổng kết thành quả 53 năm kết hợp kế thừa tất cả sự nghiệp của các Giáo Hội tiền nhiệm suốt hơn hai ngàn năm qua. Thống nhất hai tông Nam Bắc một cách nhiệm mầu, cùng nhìn về một hướng chăm lo cho cây đại thọ vươn cao tỏa rộng trên bầu trời quê hương.

– Tiếp đến là xiễn dương chân lý hòa bình của tất cả chư Phật
– Làm nhiêu ích hữu tình và lợi lạc quần sanh.
– Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật.

Gia Đình Phật Tử Việt Nam tự đặt mình trong dòng chảy tư duy sáng chói của cộng đồng Đạo pháp và Dân tộc. Ngược lại dòng chảy tư duy ấy ôm trọn cả NỘI QUY, QUY CHẾ Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử Việt Nam.

Chúng ta có thể nói: Trên đất nước Việt Nam cho đến giờ phút nầy không có giáo hội nào có tổ chức GIA ĐÌNH PHẬT TỬ ngoài GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT.

Bước đi của GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT là bước đi trầm thống của cộng đồng dân tộc chứ không dành cho riêng ai. Trên tinh thần luôn thấy lỗi mình, nhưng không thấy lỗi người. Tận nhân lực để hành thâm thiện pháp, đó là chìa khóa để mở cửa huệ trí. Đó là siêu vũ khí để giải trừ chiến tranh và là lưởi gươm báu chặt đức phiền não, bất hòa hợp, chia rẻ, mâu thuẩn và khổ đau. Do vậy:
– Bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc là bảo vệ con tim tinh khôi không thương tật, thực hiện tinh thần xả kỹ vị tha, thi ân bất cầu báo.
– Bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc là trên đền bốn ân nặng, dưới cứu khổ ba đường.
– Có nghĩa là kẻ thù ta luôn ở trong ta, luôn ở bên ta. Trong tư duy, trong ý nghĩ trên hành động của chúng ta chứ không đâu khác.

Xin tất cả hãy thận trọng và hết lòng mới có thể thực hiện con đường độ sanh hoàn thành sứ mạng giáo dục phi chánh trị một cách tự giác và truyền thừa không dứt mất./.

1163 lượt xem