Chuyện kể vào những năm dân cư đồi núi nơi đây còn thưa thớt. Vùng đất của cao nguyên Lâm Đồng khi ấy hãy còn đượm vẽ hoang sơ, mới chỉ có lác đác những bước chân của bà con vào đây lập nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới.

Một ngọn đồi cao nhất được bà con đặt tên là đồi một. Giữa lưng chừng đồi là một ngôi chùa nhỏ đơn sơ, xiêu ngã, cũ kỹ. Chừng như nó bị bỏ hoang phế từ thời còn chiến tranh. Lác đác vươn vãi chung quanh là những viên gạch đỏ xen lẫn bùn đất và cỏ cây hoang phế đến thê lương. Một bức tranh xám màu kinh điển ở chốn thưa người qua lại.

Phía sau ngôi chùa cô quạnh này có một pho tượng Di Lặc rất lớn, ước chiều cao chừng mười hai mét. Điều lạ là pho tượng vẫn còn nguyên vẹn, tuy có đôi chỗ sứt mẻ. Lấm tấm trên toàn thân tượng là những vết bùn đất giăng đầy. Có lẽ đó là “chiến tích” của bọn trẻ chăn bò đùa nghịch khi chọn nơi này làm nơi cột bò nghĩ ngơi.

Chung quanh và ngọn đồi là hàng hàng lớp lớp nương rẫy trồng đậu phộng, bắp, khoai mì, trà, cà phê, trải dài trùng điệp đến ngút tầm mắt. Điểm xuyết xen lẫn vào màu xanh trùng điệp ấy là vài ba gian nhà tranh thưa thớt, nằm rãi rác đó đây trông rất buồn tẻ.

Như thường ngày, khi những người nông dân còn bận bịu cúi mình trong nương rẫy, thì dưới chân tượng Phật Di Lặc xuất hiện từ đâu hai đứa trẻ, một trai một gái. Có lẽ là ăn xin vì nom dáng vẽ ốm yếu trong bộ quần áo tả tơi kia thì không còn gì để đáng quan tâm.

Chẳng ai buồn để ý đến bọn chúng vì những nông dân thưa thớt, ít ỏi nơi đây vốn chẵng dư giã gì và cũng đã từng trải qua những tháng ngày đói rách cơ hàn. Có lẽ vì thế mà tính vô cảm của họ đã được xác lập chăng?

Hai đứa trẻ cứ ngước nhìn tượng Phật Di Lặc, hết nghiêng đầu bên phải rồi sang bên trái, xong lại nhìn nhau cười tíu tít. Chúng cứ thế mà nhìn, như thể muốn thu vào tầm mắt trẻ thơ những góc cạnh cuộc đời lạ lẫm, có hai chủng tử lạc loài, đang đùa giởn với nỗi bất hạnh của chính mình.

Chúng leo lên thân tượng đùa nghịch, khi thì rờ vú, lúc lại móc miệng, moi rốn, kéo tai; làm như thể kéo nhau vào cuộc vui đùa. Và pho tượng vẫn cười vui với bọn chúng!

Chúng cứ vui đùa như thế, quên đi thân phận mình, và nhất là cái bụng chiều nay chưa có gì.
Sau đó chúng nhảy xuống, tìm bẻ những cành cây gần đó, lại leo lên phủi bụi, chà sạch những vết sình bùn trên thân tượng mà bọn chăn bò bấy lâu nay đùa nghịch quăng liệng tứ tung.

Một vài nông dân về sớm đi ngang qua cũng chẵng thèm để ý ngoài thái độ khinh miệt với câu nói rớt sau lưng “Đồ Khùng”, rồi đi tiếp.

Cứ thế, hai đức trẻ vẫn vô tư với niềm vui của mình cho đến gần tắt nắng mới cảm thấy thấm mệt. Chúng ngồi bệt xuống thềm chân tượng và sực nhớ đến thực tế: ĐÓI!

Vừa khi đó, một dịp may hi hữu cũng đến với chúng. Một đứa trẻ chăn dắt đàn bò ba con đi về ngang qua. Sau khi ngạc nhiên và quan sát “chuyện lạ “, nó hất hàm về phía chúng hỏi:

– Ê! Tụi bây ở đâu tới vậy? Đây là chổ của tụi tao cột bò hằng ngáy đó. Tụi bây là ai vậy?
Hai đứa vừa đói, vừa sợ. Chúng chỉ biết ngồi tựa sát vào nhau khi sương chiều bắt đầu dầy đặt, mang theo cái lạnh của hơi núi. Thấy vậy, đứa trẻ chăn bò có dịp để chủng tử từ bi của mình trổi dậy, nó mạnh dạng tiến đến gần và hỏi nhỏ nhẹ:

– Mấy đứa ở đâu vậy? Sao giờ này hổng chịu về? Tối ở đây thấy ghê lắm, đen thui hà!

– Anh em tui hổng có nhà – Đứa trẻ trai rụt rè trã lời – Tụi tui đi lạc tới đây hồi sáng. Bị đuổi xuống xe vì hỏng có tiền trả, lại còn bị chưởi là đồ hôi hám!.

– Hỏng có cha mẹ gì ráo hả? Vậy rồi hai đứa sống ra sao?

– Hỏng biết nữa! thì… tới đâu hay tới đó – Đứa bé trai thở một hơi dài thườn thượt rồi nói tiếp – Thiệt tình hai năm trước tụi tui cũng có cha mẽ đầy dử như mọi người, nhưng do cuốc phải bom mìn nên mẹ cha đều chết tan xác. Ông bà nội ngoại bà con không có ai. Giữa đồng không mông quạnh không còn ai để nương dựa. Từ đó lang thang miết. Ăn xin, phụ giúp việc. Làm đủ thứ để có cơm mà ăn. Nhưng vì còn nhỏ quá lại ốm yếu nên luôn bị chê, nếu được thì làm cũng không bao lâu.

Nghe nói tới cơm, đứa em gái ôm bụng nói nhỏ với đứa anh:

– Em đói quá anh ơi!

– Đói hả? Ừ để coi… Tui nhớ… Ờ phải rồi, sáng nay ba tui ra rẫy có đem theo lon cơm, ba tui ăn còn dư chút nè. Ăn đi!.

Đứa trẻ chăn bò nhiệt tình đưa phần cơm thừa với chút muối mè, nhưng vì quá ít đứa anh trai phải nhường hết cho đứa em. Đứa trẻ chăn bò ân cần hỏi tiếp:

– Mà hai bạn tên gì vậy? Mình tên Lượm-Lượm chăn bò đó!

– Mình tên Khê! Em gái mình tên Nguyên-Đứa bé trai đáp lại.

Lượm thấy Khê có vẻ cũng đói lắm nên xốc hết túi đậu phộng luộc ra và nói:

– Quên nữa! Ở rẫy, ba mình nhổ mớ đậu và luộc tại chổ, ăn còn dư nè. Ăn đi Khê cho đở đói.

Khê đưa hai tay nhận và thầm nghĩ: hèn chi cơm mớ dư, vì lúc này gạo thóc rất hiếm, có được một bửa ăn thì không ai nở để thừa mứa bao giờ. Mà nói là cơm chứ thật ra là bo bo độn với khoai lang khoai mì hoặc bắp là sang lắm. Nhưng dù là gì thì nó hiện vẫn đang cảm kích tấm lòng của người bạn chăn bò mới quen, dù chưa biết rồi ngày mai sẽ ra sao.

Chợt chút lo ngại, Lượm nói với Khê:

– Chắc tối nay hai bạn phải ngủ lại chổ này quá! Chà, lạnh dữ lắm à nghen! – Nói đoạn Lượm hì hục lục túi móc ra hộp diêm quẹt định đưa nhưng nhớ còn phải đem về cho ba nó mồi thuốc nên nói tiếp: – Thôi, bây giờ tui sẽ lấy rơm bện thành con cúi mồi lửa để cho hai bạn sưởi ấm cho tới sáng mai nha!.

Miệng nói tay làm, thoáng chốc Lượm đã thao tác xong con cúi và đưa cho Khê. Vừa lúc đó ba của Lượm tìm đến nơi, đá vào đích nó mấy cái rồi chưởi:

– Mấy có biết ở nhà đi tìm mấy từ hồi chiều tới bây giờ hông? Bò cũng hổng chịu dẫn về sớm, cả nhà tưởng mầy để nó lạc mất rồi chứ. Đi về nhanh!.

– Nó mếu máo:

– Ba ơi! Tại con tội nghiệp hai bạn này…

Chưa dứt câu, lại bị ba nó tát thêm cái bạt tay chí mạng và nắm tóc lôi nó đi cùng ba con bò, để lại sau lưng câu nói lạnh cãm:

– Thứ lang thang dơ dáy đó thì hơi đâu mà lo! Lo về nhà mau để kịp tắm sạch sẽ. Mấy có biết tối nay là gì không?

Anh em Khê như đã quen rồi những cảnh tượng này nên chẵng mấy quan tâm đến câu nói của ông ta. Một phần do nỗi lo sợ lớn hơn, lo sợ đêm khuya giữa đồi lạnh hoang vắng, lo sợ những bất trắc mà tuổi thơ của bất kỳ ai chưa bao giờ được trãi nghiệm. Những lo sợ ấy nó lớn vì nó khỏa lấp được nỗi tủi lòng của số phận và… anh em nó có biết đâu tối nay chính là buổi tối sau cùng của một năm: Đêm Giao Thừa!

Lượm đi rồi, Khê dòm dáo dác và phát hiện dưới chân bệ tượng Di Lặc có đôi cánh cửa khép hờ hững. Nó tò mò đến đẩy nhẹ. Đôi cánh cửa bật tung, một vài con chuột chạy ra. Nó gom lá cây lại, thổi con cúi để mồi lửa và đốt cho sáng. Qua ánh sáng chập chờn nó nhận ra chổ này có thể ngủ lại được đây. Đó là nơi trước đây chùa dùng làm nơi “nhập tháp” các tượng, tranh ảnh Phật cũ, hư bể. Do bỏ hoang lâu ngày nên căn phòng rất bề bộn,ngổn ngang. Hai anh em chịu khó sắp xếp cho gọn lại và quét dọn sạch sẽ, đủ để có chổ cho hai anh em nó ngã lưng. Khi vỗ giấc cho em xong, Khê bò ra ngoài như để tìm kiếm vật chi. À, nó tìm một nhánh cây khô để đốt làm nhang, nhưng nếu vậy thì phải ba cành mới gọi là…Và nó không khó khăn lắm để chọn được ba cành cây khô. Nó đốt lên rồi đem cắm dưới đất phía trước tượng Phật di Lặc. Xong, nó quỳ xuống, mặt hướng lên tượng trong bóng tối nhấp nhem:

– Ông Bụng Bự ơi! Ông đừng cười anh em con nha? Cho phép anh em con ngủ với Ông cho vui. Con hỏng có ai thân thích hết á. Mà đêm nay là đêm gì vậy Ông? Sao Ba bạn Lượm quan tâm dử vậy? Mà đêm nay là đêm gì thì đối với anh em tụi con nó cũng như mọi đêm thôi. Hình như Ông cũng như anh em con, Ông ngồi đây một mình, hỏng có ai, chắc cũng lâu lắm rồi hả Ông? Mà sao Ông hỏng buồn, cứ cười hoài vậy Ông?

Không hiểu do cớ gì mà sau khi “khấn Vái” những lời đó xong nó bổng dưng cười sặc sụa, cười nghiệng cười ngã. Chừng khi mệt nhoài, nó nằm vật ra vạt cỏ. Đối diện tầm mắt bây giờ là cả một bầu trời đêm với muôn triệu vì tinh tú nhấp nhái, bổng dưng như sáng hơn mọi khi, như thể chứng minh cho những lời chân thành của nó khi nảy với Ông Bụng Bự.

Ngay lúc ấy, nghe tiếng em nó ú ớ. Nó liền chạy vào và nhanh nhẩu nằm sát bên em.

– Ngủ đi em, Anh nè, đừng sợ!

Bé Nguyên tỉnh giấc, nằm bên anh nó thù thỉ:

– Cái Ông Bụng Bự này Ổng ngồi dựa cái bao gì mà lớn quá vậy anh, có phải Ông Ba Bị hông anh?

– Hỏng biết cái bao gì nhưng Ổng cầm xâu chuổi, miệng cứ cười hoài chứng tỏ Ổng hỏng phải người ác hại con nít đâu!

– Ừ ha! Em cũng nghĩ vậy đó.

Sáng sớm hôm sau, tỉnh dậy, bé Nguyên đã thấy trước mặt mình hai củ mài, hai củ bình tin cùng với một hủ nước (loại hủ chao bằng miểng khi xưa). Thì ra mới sáng tinh mơ, anh nó đã chạy ra bờ suối gần đó tìm đào được mấy củ ấy. Trên đường về, sẵn có cái nồi đất mẻ ai vứt, nó lượm và nhen lửa lên để luộc cho em. Nguyên vẫn chưa dám ăn vì chưa thấy anh nó, chừng một chút xíu thì anh nó cũng bò vào.

– Anh đi chung quanh để coi ai có mướn gì thì làm. Mà sao hôm nay vắng tanh hà. Mấy rẫy đậu củng không thấy bóng người. Chợt Khê nhìn thấy mấy củ khoai còn y nguyên, nó giục:

– Kìa! sao em hỏng ăn đi. Anh nấu đó!

Bé Nguyên ngoan ngoản ngồi lột võ khoai ăn ngon lành. Vừa ăn nó vừa kể:

– Anh ơi! Hồi tối nằm chiêm bao em thấy cái Ông Bụng Bự này nè – Vừa nói Nguyên vừa chỉ lên trần.

– Anh biết cái túi Ổng đựng gì hông? Trời ơi, quá trời vàng bạc luôn. Có đồ chơi cho con nít nữa. Có cả một túi đậu phộng luộc to ơi là to luôn…

– Rồi Ổng có cho em cái gì không? – Khê hỏi.

– Em chỉ xin Ổng cái túi đậu phộng luộc thôi.

– Sao vậy? Sao hỏng xin vàng bạc?

– Ở đây làm sao xài vàng bạc hay đồ chơi được. Với lại ai cũng nghèo khổ quá chừng hà.

Bé Nguyên thật thà đáp lại anh nó, Khê ôm em vào lòng mà tim như muốn nghẹn từng cơn, vì thuở giờ em nó có biết vàng bạc hay đồ chơi là gì đâu.

Mãi ba ngày hôm sau, anh em nó mới biết đó là ba ngày tết. Hôm nay mọi người lại ra rẫy như trước. Trong ba ngày đó, nhờ đào khoai luộc ăn mà anh em nó sống được. Cũng trong ba ngày ấy là khoảng thời gian anh em nó xuống suối múc nước về lau rửa tượng Phật Di Lặc. Dọn dẹp những đống phân bò chung quanh. Luôn có “nhang củi” thắp cho Ông sớm tôi. Trái cây rừng thì chẵng thiếu, lại có vô vàn hoa dại được ngắt đem về dâng cúng. Thậm chí anh em nó còn lượm ba hủ chao, rửa sạch, múc nước suối cúng cho “Ông Bụng Bự” nữa chứ. Đúng là “Đồ Điên” như vài người làm rẩy ngang qua thấy vậy dè bỉu anh em nó. Có người nghe con mình nói lại là anh em nó không cho cột bò và ỉa vải chung quanh tượng, đã đến làm dữ, hâm dọa và đuổi anh em nó đi. Nhưng có lẽ anh em nó sẽ nhớ mãi câu “Hứ! đói nghèo, ăn xin chết mẹ mà ở đó bày đặt Phật trời. Cúng với chả kiến …”.

Cũng nằm trong cơn lốc khinh miệt và hâm dọa đó mà ba má của “Lượm chăn bò”, sợ con mình chơi với anh em nó – lũ ăn xin lang thang-cấm không cho lượm đi ngang lối này nữa. Một thời gian vì lệnh cấm không tác dụng, hai ông bà bèn đưa Lượm về ổ với ông cậu cách đó đến hàng chục quả đồi. Tình hình như vậy thì cái mong muốn được xin đi nhổ đậu thuê cho họ Khê cũng khó lòng toại nguyện. Thôi thì đành chờ rẫy nào nhổ xong hai anh em vào mót vậy.

Vậy đó mà hằng ngày Khê mót tệ lắm cũng được 5, 6 lít đậu, đem về luộc chín rồi hai anh em dắt nhau xuống chợ làng xa bán. Hôm nào bán ế thì để dành ăn suốt ngày thay cơm gạo. Có được vài đồng thì mua nhang về thắp cho “Ông Bụng Bự” mỗi đêm, nếu tệ lắm thì cũng có lon gạo chia nhau hai buổi nấu cháo hai anh em cầm hơi. Như thế cũng hài lòng hai mái đầu xanh sớm đội trời sương gió, cũng ấm lòng “Ông Bụng Bự”, ấm lòng mình.

Ba tháng trời khô hạn qua nhanh. Mùa mưa bắt đầu. Do thời gian đó người ta chủ trương phá rừng bạt núi ồ ạt để trồng cây lương thực và khai mở kinh tế chi đó, nên hầu hết các ngọn dồi đều trở nên đồi trọc, không còn rừng để phòng hộ, nên chuyện gì đến sẽ phải đến. Khi những cơn mưa đầu mùa của núi rừng cao nguyên đỗ xuống, tối tăm trời đất suốt hai ba ngày đêm. Ngọn đồi cao nhất-đồi một-nơi có ngôi chùa hoang, một vài nóc nhà, rẩy đậu, nương khoai, sụt lở đất khủng khiếp. Đất tuôn như thác xuống triền đồi, cộng với lũ đầu nguồn ngập tràn các con suối, cắt đứt hai phần ba ngọn đồi, vùi lấp tất cả trong đất bùn nhầy nhụa đỏ quánh.

Thế mà tượng “Ông Bụng Bự“ vẫn sừng sửng còn đó. Hình như còn cao thêm hơn tất cả do chung quanh đã bị san bằng.

Sáng ra, anh em Khê phải khó nhọc lắm mới mở tung được cánh cửa để chui ra do bùn nhão áng kín hơn một gang tay. Sở dĩ bùn không ngập hết vì cánh cửa bên dưới phía trước tượng nằm xoay lưng ngược với triền đồi, nên khi đất đá tuôn đổ xuống không bị ảnh hưởng nhiều. Lúc này anh em Khê mới biết mình còn sống sót trong khi cả làng trên ngọn đồi này hầu như bị nhấn chìm tất cả trong lũ bùn kinh khiếp này.

Việc làm tiếp theo sau khi chui ra khỏi cửa của anh em nó là tìm kiếm xem trong mênh mông biển bùn ấy có ai còn sống sót. Nhưng sau hai ngày nó chỉ tìm thấy những thi thể đã bắt đầu phân hủy. Hai anh em nó phải bặm môi, dùng hết sức lực của hai hình hài ốm đói bấy lâu, đào hố chôn tạm từng người với những mãnh ván ghi sai chính tả là “Ông Hay”, “Bà Tư”, v.v… những người nó thoáng nhớ được tên gọi do lâu nay thường răn đe mỗi khi nó vào mót đậu.

Ngày thứ ba sau đó, những tốp người cứu hộ và cứu trợ mới tiếp cận được nơi này. Khi họ đến, tông cửa dưới chân tượng vào thì anh em nó chỉ còn nắm thoi thóp do đói, do mất sức, do ô nhiễm và do sợ hải. Từ lúc này, anh em nó không còn biết gì nữa cả.

HƠN HAI MƯƠI NĂM SAU

Cuộc hôi ngộ-tương phùng đầy lý thú giữa hai anh em Khê-Nguyên và “Lượm chăn bò” năm xưa, diễn ra cũng ngay tại nơi này, dưới chân tượng “Ông Bụng Bự” mà giờ đây trong họ ai cũng biết đó là đức Từ Thị Phật – Đức Di Lặc Tôn Phật. Nơi mà hơn hai mươi năm trước họ gặp nhau đúng vào đêm giao thừa – giờ phút đản sanh của đức Di Lặc. Có khác chăng là giờ đây anh em Khê-Nguyên trở lại với bề thế là một đối tác kinh tế quan trọng cho một dự án địa phương, được đón rước trọng thị, có vệ sĩ bảo vệ. Còn “Lượm chăn Bò” thì vì cảm kích công ơn hai anh em Khê-Nguyên chôn cất cha mình ngay sau thiên tai sạt lở đất bùn năm nào; thêm vào đó là mối thiện cảm mến thương, mà từ khi vắng hai anh em Khê, Lượm tự nguyện chăm sóc tượng Di Lạc nguyên vẹn và sạch sẽ đến bây giờ. May mà ngày ấy Lượm bị ba gởi sang bên đồi khác ở với cậu ruột, không thì có lẽ cũng chung cùng số phận bị vùi lấp với dân làng rồi.

Giờ đây, trước mặt dân làng, đối trước tượng Phật Di Lặc, cả ba đứng chắp tay thành kính hướng về Ngài với lời nguyện: “Ngưỡng bạch đức Di Lặc Từ Thị Tôn Phật”.

Hôm nay chúng con về đây cũng chính là ngày đầu xuân vía đản sanh Ngài. Trước đảnh lễ, sau dâng lên Ngài lời tâm nguyện, xin được trùng hưng ngôi cổ tự này, khơi dậy long mạch Phật pháp mà chư tôn đức quá khứ đã nhọc công khai mở. Kế tiếp là trùng tu tượng kim thân của Ngài, tạo cảnh quang tươi mát cho Phật tử khắp nơi về chiêm bái. Nơi mà năm xưa tuổi thơ chúng con tưởng chừng như bị bỏ lại nơi này. Ngưỡng mong Ngài gia hộ cho ước nguyện chúng con chóng viên thành.

Cả ba thắp hương và đảnh lễ một cách rất thành kính, cho dù là lạy “đầu diện tiếp túc” xuống sát mặt cỏ dại cũng không ngại ngần. Dân làng và tất cả chung quanh thấy thế cũng làm theo, tạo nên một khung cảnh mà cò lẽ từ rất lâu, lâu lắm rồi chính pho tượng Phật Di Lặc này mới lại được chứng kiến.

Khi đứng lên, người ta nhìn thấy cả ba người nhìn nhau lau nước mắt. Nước mắt của ngày tao phùng, của một trật tự khứ hồi đượm đầy hương đạo vị.

Với Lượm và dân làng nơi đây, có lẽ họ không muốn cái chết của những người thân trong nạn lũ quét khi xưa trở nên vô ích khi đổi lấy nột bài học về lòng vị tha, chí từ bi, thay vào đó là một sự sống tràn ngập niềm tin, nghị lực, biết vượt qua số phận như “hai anh em lang thang-ăn xin” thuở nào.

Còn một điều sau cùng, người kể chuyện này không muốn nói ra, vì nếu vậy e sẽ bị gán cho là “mê tín”. Chỉ còn biết gởi gấm niềm tin vào những ai biết tạo dựng lòng tín thành của một người Phật tử chân chính, từ đó sẽ không khó nhận ra được nụ cười đại tạo bao la của Ngài Di Lặc Từ Thị Tôn Phật.

Kìa! Chúng ta hảy nhìn hai anh em Khê-Nguyên lưu luyến bước lên xe ra về trước bao nhiêu bàn tay vẫy chào. Trên cao kia Ngài Di Lặc cũng tươi cười nhìn theo hai số phận Ngài từng ôm ấp, che chở khi bơ vơ, đói lạnh và lạc loài khi nao. Sau lưng chúng ta, một mùa xuân nữa đang đến thật gần.

Dương Kinh Thành

544 lượt xem