BÃO

Ôi nghe lòng quá xót xa

Cuồng phong ập đến cửa nhà nát tan

Bão dâng lũ cuộn kinh hoàng

Phố phường thôn xóm điêu tàn xác xơ

Trẻ già trong cảnh bơ vơ

Cửa nhà sự nghiệp bây giờ còn đâu

Trời ơi sao lắm thương đau!

Bao nhiêu sự nghiệp một ngày tiêu tan

Nước dâng gió thét kinh hoàng

Bao nhiêu giọt lệ tuôn tràn thê lương

Nổi đau buồn cả quê hương

Cầu mong đất mẹ vết thương mau lành.

(25.11.2018)

KHOẢNG TRỐNG

Ta vẫn nhớ con đường thuở trước / Dưới bóng dừa chung bước bên nhau / Đến bây giờ nhìn lại nghe đau / Hai lối rẻ đường xưa khoảng trống / Bạn xa quê bỏ quên truyền thống / Quên cội nguồn về sống phân ban / Thôi biết rồi người sợ gian nan / Thời pháp nạn ly tan mặc kệ / Cái khoảng trống thói đời vẫn thế / Người kiên trung đâu dễ tìm ra / Cõi đường trần nẻo Phật đường ma / Vầng trăng đỉnh lăng già sáng tỏ / Cái khoảng trống thương đau còn đó / Hỏi người xưa hồn có hay không?

MÀU ÁO TÔI YÊU

Tôi chỉ là người dãi gió sương
Yêu màu Lam đạo của quê hương
Màu Lam chan chứa tình sông núi
Ôm ấp hồn quê đẹp phố phường

Tôi sẽ yêu Lam đến trọn đời
Cho dù giông bão khắp nơi nơi
Tình son sắt đó không phai nhạt
Dù lắm gian nan vẫn mĩm cười

Màu khói hương trầm tôi mến thương
Đem tình yêu đến khắp muôn phương
Suối ngàn rửa sạch bao hờn oán
Thơm ngát ngàn hoa vạn nẽo đường

Màu Lam màu áo của tôi yêu
Nắng ngã hoàng hôn mỗi buổi chiều
Tha thiết em về trong gió nhẹ
Nghe lòng vui sướng biết bao nhiêu.

MƯA!

Mưa bay trên tháp chuông chùa

Mưa rơi rớt hột giao mùa thu đông

Mưa chiều che kín cửa không

Mưa măng không mọc ruộng đồng ngập sâu

Mưa dầm nước uống vườn rau

Mưa lên mắt chị vết đau chưa lành

Mưa tràn cho nước đua tranh

Mưa len ngõ ngách tan tành sắc hoa

Mưa to nước dột trong nhà

Mưa không thương xót trẻ già mưa ơi!

Mưa giăng kín cả đất trời

Mưa cho cây lá tơi bời sắc xanh

Mưa nhiều nước lụt vanh quanh

Mưa đêm chưa dứt tàn canh ai chờ

Mưa qua lối cũ rêu mờ

Mưa xô lỗi nhịp đôi bờ cầu ngang

Mưa gây nên cảnh điêu tàn

Mưa gây bao cảnh lầm than ngút trời

Mưa rơi dừng lại mưa ơi!

Mưa đừng rơi nữa cho trời sáng ra

Ôi! mưa sa, ồ mưa qua!.

TỰ SỰ 

Có một người khoác chiếc áo thời gian đã bạc màu từ nơi dãi đất xôn xao của trần gian gió bụi.
Rồi bổng một ngày kia cô ấy cảm nhận cuộc đời quá nhiều bận rộn và phiền nảo.
Buổi chiều về tia nắng vàng nghiêng xuống bên dòng sông bãi cát vàng như chia ra hai mảnh.
Làm cho tâm tư cô ấy cảm thấy cuộc sống nầy như cũng chia đôi, và cô ấy quyết định mình phải tìm cho riêng mình một khung trời trong xanh và thanh thản.
Rồi thu xếp hành trang cô ấy đi lên đồi 58.
Đường dài ngược dốc nhưng lòng đã quyết thế là bắt đầu cho một chuyến đi.
Vượt chặng đường khá dài đỉnh đồi 58 đã hiện ra trước mắt.
Đưa mắt nhìn chung quanh thấy đỉnh đồi có rất nhiều cây cao xanh mượt và cũng rất nhiều kỳ hoa dị thảo.
Dừng chân bên phiến đá cạnh một cây xanh cô ấy để hành trang xuống sửa lại mái tóc sau một quãng đường dài mà phải đi qua. Mái tóc nầy đã tắm gội thời gian đón phong trần đã tích lại muôn ngàn ký ức.
Bổng nhiên trên tay cô những sợi tóc đã rơi theo và nằm vắt ngang trên chiếc lá vàng vừa mới rơi xuống đất. Lòng cô cũng ngỡ ngàng khi cảm nhận chiếc lá, sợi tóc, đời người có khác gì đâu!
Ừ chiếc thân nầy rồi mai kia cũng vậy. Rồi cô bật đứng dậy thấy người nhẹ nhàn và thanh thản. Cô cất tiếng hát giữa đồi hoang với thang âm nhè nhẹ.
Cuộc đời sắc sắc không không được thua chi nữa hởi ông trời già.

THÔI KỆ 

Thôi thì sống để tìm vui
Kệ cho năm tháng chảy xuôi dòng đời
Thôi nhìn theo bóng chiều rơi
Kệ cho nhân thế mòn hơi thét gào
Thôi đời như giấc chiêm bao
Kệ ai xuôi ngược chốn nào hơn thua
Thôi nhìn xem ánh trăng soi
Kệ cho dòng nước sóng đùa xôn xao
Thôi cùng trời nước trăng sao
Kệ ta vui được phút nào cứ vui.

 

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người, bầu trời, đám mây, chạng vạng, đại dương và ngoài trời

 

NÓI VỚI AI!
Một mình nói mãi giữa không gian
Nói với chiều thu chút nắng vàng
Nói với mây trời bay vội vã
Nói cùng sông nước chảy miên man
Nói với ngàn hoa hoa nở sớm
Nói cùng rừng thẳm gió bay ngang
Cố nhân ơi nói cùng ai nữa
Nghe lòng sa mạc gió đông sang.

Phước Nghĩa – Phan Hồng Liên

1173 lượt xem