CHÚ CHỒN RANH MẢNH.
Gia đình Mê năn sống thật đầm ấm vui vẻ. Ngoài cậu Mê năn còn có cha mẹ cậu, người em gái và một người vợ biết chìu chồng. Hằng ngày, Mê năn ra khỏi hang, đi khắp khu rừng săn thú đem về nuôi dưỡng mẹ cha, vợ và em. Những thành viên khác ra khỏi hang vui chơi đùa giỡn. Xứ Baranathi (lúc bây giờ dòng vua Bramana trị vì) đã nhiều người biết đến khu rừng này và biết cả có một gia đình sư tử ở đây.
Một hôm, trong khi đi kiếm mồi, Mê năn gặp một con chồn nằm nép sát mình trong cỏ có vẻ run sợ và rạp đầu sát đất, Mê năn gầm lên như sấm nổ, rồi thét:
– Chồn, mày làm gì ở đây?
– Bẩm chúa công, con biết hôm nay chúa công sẽ đi ngang qua đây nên rẹp mình chờ để mừng đón từ bừng sáng đến giờ, oai vang của chúa công ai mà không biết.
Nghe vậy, lòng kiêu hãnh của Mê năn trỗi dậy, chàng lấy làm đắc ý:
– Thế là chồn biết bổn phận của kẻ hà tầng, chúa công khen cho đấy. Thôi đứng dậy, về cùng ta, có chịu không?
Bán tín bán nghi nhưng chồn đâu dám cãi lệnh, ngoan ngoãn vâng lời, khúm núm theo sau sư tử.
Về đến cửa hang, vừa thoáng thấy chồn, cha Mê năn đã không bằng lòng”
– Con ơi, chồn là giống quỷ quyệt, lừa đảo, bất nghĩa bất tín, thân cận với thứ đó, có ngày mang họa không lường, tốt hơn, hãy đuổi nó đi.
Mê Năn im lặng nhưng không đổi ý, có kẻ ngoan ngoãn phục tùng biết đề cao mình thì quý biết bao nhiêu! Chàng vẫn giữ chồn lại làm bạn sớm chiều.
Dần già, Mê năn thương chồn và chịu chồn lắm. Một hôm chồn dịu ngọt nói với Mê Năn: “Chồn thèm thịt ngựa quá.” Mê năn hỏi:
– Nhưng biết ở đâu có ngựa?
– Dạ thưa, ở bờ sông Baraki, chồn đáp
– Vậy người hãy dẫn đường cho ta.
Chồn hối hả đi trước dẫn đường. Băng rừng vượt núi, chẳng bao lâu cả hai đã đến bờ sông. Một bầy ngựa nõn nà lớn có nhỏ có, đang trầm mình dưới nước, hú hí nô đùa. Nhanh như tên bay, sư tử phóng mình vồ lấy một con rồi lao mình chạy về một mạch. Chồn ráng sức chạy theo với vẻ mặt sung sướng. Về đến hang ông già, cha Mê năn nghiêm nghị bảo:
– Con đã sanh sự rồi đó, dám cả gan bắt ngựa của nhà vua. Ngày kia, vua nổi giận sẽ truyền chi lính nã tên thì mạng con cũng không còn mà gia đình ta cũng phải chết! Hãy nghe cha, từ nay đừng bắt ngựa nữa.
Chàng không trả lời, tự tin ở tài nhảy cao tẩu lẹ của mình, lại thêm lời ton hót nịnh bợ của chồn, bất kể lời căn dặn của cha.
Cứ thế, vài ba hôm là có một bữa tiệc ngựa tại hang của Mê năn.
Được tin vô cớ mất ngựa, nhà vua truyền kiểm tra chuồng trại kỹ càng, tăng cường song cài cửa khóa. Nhưng rồi cũng vô ích, cứ năm mười hôm là có tin mất ngựa.
Vua giận quá phải thuyết triều hỏi đình thần tìm kế trừ gian. Một vị đại thần tiến cử vào cung một thiện xạ có tài giết thú dữ. Nhà thiện xạ quả quyết, nếu sư tử còn trở lại thì chỉ một phát, mảnh thú sẽ bị hạ, đem xác về nạp cho vua.
Đêm hôm ấy, nhà thiện xạ chuẩn bị rất kỹ lưỡng, ẩn mình sau một trụ đá. Sư tử nhẹ nhàng phóng mình qua tường cao, chạy bay đến chuồng ngựa. Nhà thiện xạ vẫn bình tĩnh đợi nó cõng ngựa chạy ra. Cung dương sẵn, chuyển hết mãnh lực, nhanh như chớp, thiện xạ buông dây cung, tên vụt bay như gió rít, một tiếng rống vang trời, sư tử ré nhào qua một bên, bỏ ngựa lại rồi góp sức tàn nhảy vọt lên mặt thành, kêu thất thanh: “ta bị thương nặng rồi!”
Chồn nghe tiếng tên bay lại nghe tiếng la của sư tử biết là hỏng việc rồi, cong đuôi chạy về hang không đoái hoài gì đến Mê năn.
Máu chảy lênh láng trên đường sư tử vẫn cố sức lê lếch về thấu hang để nhìn được gia đình lần cuối. Vừa thấy mặt cha mẹ, vợ và em là cũng vừa lúc Mê năn trút hơi thở cuối cùng.
Thấy sự tình như vậy, cha Mê năn biết ngay chàng đã bị quân lính triều đình bắn trọng thương, nguyên do cũng tại chú chồn xảo quyệt. Mẹ Mê năn khóc tức tưởi: “Con ơi! Trước đây con đã không nghe lời cha mẹ dạy bảo mà chỉ nghe theo lời xúi dục của con chồn hiểm độc nên ngày nay đã ra nông nổi này.” Vợ và em gái chàng khóc nức nở, vô cùng đau xót. Vợ chàng than: “Anh ơi, anh không chịu nghe lời cha, kết bạn với kẻ xấu xa thì chung cuộc tai họa đến lúc nào không hay, anh nghe chi đứa nịnh hót, nham hiểm. Anh có biết không máu của anh đổ ra cũng chính là máu của cha mẹ đã san sớt cho anh từ trong bào thai!”
Câu chuyện này chính Đức Thế Tôn kể lại để giáo hóa một sa di thường hay lai vãng giao du với những bạn bè không tốt.
Khi nghe Phật thuyết xong chú sa di kia tỏ ngộ, đoạn tuyệt với những bạn bè xấu ác và đắc quả Tu đà hoàn.
Đây cũng chính là bài học quý giá Thế Tôn dành cho chúng ta. Nếu quán chiếu sâu thêm chúng ta còn thấy được: việc dẫn đến tai họa như trong câu chuyện còn bởi Mê năn không vâng lời cha mẹ dạy dỗ và lòng kiêu hãnh nịnh bợ của Mê năn.
BBT
824 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…