Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Người ta nói “những tư tưởng lớn thường gặp nhau” thật đúng. Như trong câu chuyện xa xưa “sự tích đôi giày”, có phải ngụ ý cũng giống như những lời dạy của đức Phật hay không _ Một ông vua kia rất thương dân, một hôm nghĩ ra rằng người dân nghèo đi chân đất, sẽ bị đạp gai đau đớn lắm nên vua ra lệnh cho các quan trải da thú hay lá cây xuống đất để giúp cho chân của người dân khỏi đau… các quan cố gắng hết sức nhưng có quá nhiều người đi trên khắp các con đường khác nhau nên ngày nào cũng có người bị đạp gai, chảy máu… May thay, có một ông quan thông minh dâng lên cho vua một sáng kiến: thay vì trải da thú trên đường thì hãy cho mỗi người 1 mảnh da thú vừa đủ để họ bao 2 chân của họ lại, từ đó người ta làm ra đôi giày để che chở bàn chân.
Câu chuyện này là một chuyện thật, nhưng chúng ta có thể từ đó rút ra những bài học cho mình. Trước hết, thay vì phải lót thảm khắp nẻo đường để đi cho êm chân thì chúng ta hãy tự nghĩ ra cách để dù đường không có thảm chúng ta vẫn có cách làm cho êm chân như thường. Cũng vậy, nếu không thay đổi được hoàn cảnh, ta hãy tự thay đổi chính chúng ta: thay đổi cái nhìn, thay đổi quan điểm sống, thay đổi thái độ, cách ứng xử v..v..
Thật vậy, có những người chỉ thích mùa xuân hay mùa thu còn mùa đông hay hè đến thì than van, khổ sở ; tương tự như vậy, có người chỉ thích trời nắng, mùa mưa thì họ coi như không làm gì được, cũng nhăn nhó, bực bội! Như vậy, mỗi năm những người đó chỉ sống hạnh phúc, thoải mái được một mùa! Họ quên rằng bốn mùa là luật tuần hoàn tự nhiên, chúng ta không theo qui luật tự nhiên là tự rước phiền não vào cho mình! Đó là chưa nói cây cối cần mưa, thậm chí cần những cơn giông, có sấm sét v.v.. nữa.
Đối với con người, chúng ta thử soi lại mình xem, có phải chúng ta cũng có những tình cảm yêu-ghét lấy – bỏ như câu ca dao:
Khi thương, thưong cả đường đi
Khi ghét, ghét cả tông chi họ hàng!
Những sự yêu ghét lấy bỏ ấy, những thành kiến ấy có đúng không? có công bằng không v.v.. đó là những câu hỏi chúng ta cần tự đặt lại cho mình. Đó là những phân biệt đối xử mà nguyên nhân là những hạt giống bất thiện trong ta: ích kỷ, tự ái, cố chấp, giận hờn v.v..
Những hạt giống bất thiện ấy làm cho cái nhìn của chúng ta trở nên lệch lạc, nhỏ nhen, méo mó, sai lầm, giống như chúng ta mang cặp kính đen thì nhìn bầu trời xanh cũng thấy đen ngòm vậy! !
Hiện tượng này nói theo ngôn ngữ Phật Pháp là “tâm thức bị mắc kẹt” và chính sự mắc kẹt đó làm cho cuộc đời chao đảo, nghiêng ngả, và làm ảnh hưởng đến những người chung quanh ta nữa… Để đối trị, chúng ta cần bồi dưỡng thêm cho tâm chúng ta những hạt giống tha thứ, yêu thương, hoan hỷ, thông cảm …
Muà Xuân của đất trời đang đến, còn mùa Xuân trong lòng chúng ta chỉ đến khi và chỉ khi tâm ta có khả năng biết ơn và chấp nhận sự thuận nghịch của bốn mùa, và biết chuyển hoá những nhận thức nhỏ nhen, thấp kém, cạn cợt, và phiến diện trong những thuận nghịch ấy, ngay trong đời sống hằng ngày của chúng ta.
Thân kính chúc Anh Chị Em một mùa Xuân Di Lặc Hoan Hỷ.
Tâm Xuân, Vũ trụ xuân
Tâm bình, Thế giới bình
Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
489 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…