Tu Đạt (bản danh của trưởng giả Cấp Cô Độc nước Xá Vệ, người cúng Kỳ Viên tịnh xá cho đức Phật) có một độ nghèo sát ván, nghèo đến không một xu dính túi. Một hôm, ông ta nhặt được một cái ghế gỗ chiên đàn trong đống rác, đem ra chợ bán và mua được bốn lon gạo. Tu Đạt mừng rỡ mang gạo về nhà và bảo vợ: “Em hãy lấy một lon gạo nấu cơm, để anh đi kiếm ít rau làm thức ăn!”
Bấy giờ, đức Phật biết Tu Đạt đã đến lúc có thể hóa độ, nên khi cơm vừa chín thì lập tức có ngài Xá Lợi Phất đến khất thực. Vợ Tu Đạt vui mừng, đem cả soong cơm trút hết vào bình bát ngài Xá Lợi Phất để cúng dường. Sau đó, bà lại lấy một lon gạo khác nấu cơm. Cơm vừa chín lại có ngài Mục Kiền Liên tới khất thực. Vừa mừng bà vừa lấy hết cơm cúng dường. Tiễn ngài Mục Kiền Liên ra cửa, bà trở vào nấu lon gạo thứ ba, nhưng cơm mới chín, lại thấy ngài Ca Diếp đến khất thực. Với tâm tình thành kính, bà lại đêm hết cơm ấy cúng dưòng Ngài Ca Diếp.
Và, giờ đây bà lại đi nấu nồi cơm của lon gạo cuối cùng, song cũng như ba lần trước, khi cơm vừa chín thì hình bóng đức Phật xuất hiện. Bà nghĩ: trong thời gian thiếu gạo, không ai đến, hôm nay có gạo lại được đức Phật thân đến chiếu cố, âu không là điềm báo trước tội hết phước sinh ư? Nghĩ thế rồi, không ngần ngại, bà đem cơm dâng cúng đức Phật. Đức Phật vừa tiếp nhận cơm vừa chú nguyện…
Khi Tu Đạt trở về, sợ chồng giận, không dám nói thẳng sự thật, bèn giả vờ hỏi thăm dò: “Nếu giờ đây đức Phật và thánh chúng đến khất thực, chúng ta có nên đem tất cả gạo trong nhà để cúng dường các ngài chăng?” Tu Đạt trả lời: “Nên lắm, nên lắm! Vì phước điền khó gặp, nếu được các ngài đến là điều hy hữu.” Nghe chồng nói như thế, bấy giờ bà vợ mới trình bày: “Thật ra, trong khi mình đi tìm thức ăn, đức Phật, và các ngài Ca Diếp, Xá Lợi Phất cùng Mục Liên, đã đến khất thực và em cũng đã nấu hết cả bốn lon gạo để cúng dường rồi. Tu Đạt hết sức vui mừng về việc làm của vợ. Gạo hết cơm không còn, hai vợ chồng chia nhau uống chút nước cơm cho đỡ đói.
Trở về sau, vợ chồng Tu Đạt thường gặp nhiều may mắn, làm gì cũng thành công. Chẳng bao lâu họ giàu có như trước. Vợ chồng Tu Đạt cũng đoán biết đó là kết quả của việc thành tâm cúng dường và lòng từ bi hóa độ của đức Phật, khiến đạo tâm của họ càng ngày càng kiên cố và tăng trưởng hơn nữa.
(Kinh Tạp Thí Dụ)
Một khi tử thần đã đến, chẳng thân thuộc nào có thể thế thay, dù cha con thân thích cũng đành chịu bó tay!
(Phật Ngôn)
718 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…