KỶ NIỆM 70 NĂM NGÀY NHI ĐỒNG TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO. (15-04-1941-15-04-2011)

Anh Chị Em Huynh trưởng và Đoàn Sinh Gia Đình Phật Tử Việt Nam thân mến!

Năm 1941 Hội An Nam Phật Học đã thống nhất chọn ngày rằm tháng tư làm ngày lễ Nhi Đồng Truyền Thống của Phật Giáo và liên tiếp ba năm sau (1942, 1943, 1944) Ban Đồng Ấu Phật Tử Thừa Thiên đều có tổ chức trại Truyền Thống cho các em. Đọc bài tường thuật của báo France Annam chúng ta thấy rõ Đoàn Phật Học Đức Dục, Gia Đình Phật Hóa Phổ và Đồng Ấu Phật Tử nương nhau mà tồn tại. Riêng Đồng Ấu Phật Tử, mô hình nầy rất thích hợp cho lứa tuổi nhi đồng ở nông thôn. Các em cùng ở trong khuôn giáo hội sống quần cư gần một ngôi chùa không phân biệt nam nữ có từ 40 em trở lên là có thể thành lập một Ban Đồng Ấu.

Người đứng đầu trông coi một Ban Đồng Ấu gọi là Kiểm Ban. Mỗi Ban tùy theo số lượng mà chia ra thành nhiều chúng. Mỗi chúng có từ sáu đến 10 em. Đứng đầu mỗi chúng là Kiểm chúng. Kiểm Ban được Ban Đồng Ấu tỉnh mở trại Huấn Luyện Đào Tạo dưới sự trông coi và kiểm soát trực tiếp của ngài Đạo Trưởng. Khóa Huấn luyện nầy kéo dài cả một tháng do Ban Trị sự tỉnh bảo trợ. Về địa phương Kiểm Ban trực tiếp đào tạo cho Kiểm Chúng dưới hình thức trực tiếp tại hàng. Theo tài liệu được phổ biến dưới hình thức giao lưu chúng ta thấy rõ. Ở thành phố hay vùng ngoại ô các em sinh hoạt vào chiều thứ bảy hoặc chiều chủ nhật tùy sự thuận lợi cho mỗi nơi. Còn đối với nông thôn ngày ấy nhi đồng nào biết thứ bảy, chủ nhật là cái gì hay ho nên cứ đến tối thứ sáu khi cơm nước xong là từ nhà nọ kéo sang nhà kia rồi cùng đến chùa, sống thành chúng thành ban với nhau. Dưới sự giúp đở của các anh chị, các em học tập tụng kinh, niệm Phật, cùng ca cùng hát cùng nhãy múa vui chơi. Giúp nhau học tập để em nào cũng biết đọc biết viết, biết ghi chép những điều đáng nhớ để xem lại mà thực hành. Lâu lâu được tổ chức đi sinh hoạt dã ngoại, ở ngoài trời thì thực tập cắm trại dựng lều, nấu ăn, làm bàn, làm kệ bằng những vật dụng tự chế mà xử dụng. Khi về nhà các em lại giúp nhau làm lấy cho gia đình. Bởi ngày ấy ở nông thôn phần lớn đều thiếu thốn. Ngôi chùa ngày ấy nào khác nhà họp dân hôm nay. Nó còn là sân chơi chung cho mọi lứa tuổi một cách lành mạnh, tăng trưởng tình làng nghĩa xóm, giúp nhau vượt qua khó khăn.

Việc lựa chọn ngày Đãn Sanh của đức Thế Tôn làm ngày lễ Nhi Đồng truyền thống Phật Giáo là một sáng kiến tuyệt vời. Bởi ngày ấy nhân loại đã tiếp nhận một nhi đồng ưu việt, mới sinh ra đã đi được bảy bước có hoa Sen thị hiện đở chân, đến bước thứ bảy hai chân chụm lại. Một tay chỉ trời một tay chỉ đất, miệng nói lời bất hũ “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (1) Rồi như không ai hiểu được câu nầy, ngài đã nằm xuống như một hài nhi bình thường theo ngày tháng mà lớn lên. Lấy sự trưởng thành từng bước của bản thân giáo hóa cho trời người đồng hiểu cái triết lý diệt trừ tham ái, thân tâm không hai đoạn diệt tam độc “Tham – Sân – Si” mà liễu chứng vô sanh thoát tử. Có sự hiểu biết xuyên suốt ba cỏi, ba thời thành vô thượng giác. Điều chỉ có mỗi mình ngài làm được. Nếu Nhi Đồng chúng ta hôm nay biết theo chân ngài học tập không bỏ sót từ: Đứng – đi – nằm – ngồi – ăn – uống – ngũ – nghỉ, nói năng giao tế, xử kỹ tiếp vật như ngài thì mỗi chúng ta là một cá thể hạnh phúc và cộng đồng dân sinh là một xã hội tuyệt vời.

Tiếc thương thay! Thế giới chúng ta, cái xấu nhiều hơn cái tốt. Cái dơ nhiều hơn cái sạch, nên mới gọi là Uế Độ. Những cao thượng tốt đẹp chưa được xuân tôn, những cái xấu chưa được xã hội khu trừ nên gọi TA BÀ từ đó khổ đau trầm thống vẫn dày vò chúng ta cho đến hôm nay.

Năm 1945 Nhật đảo chánh Pháp. Chiến tranh Thế Giới lần thứ hai kết thúc. Phe trục thua đầu hàng vô điều kiện phe Đồng Minh. Pháp tìm mọi cách trở lại Việt Nam. Sự ra đời của lực lượng Việt Minh. Thượng Tọa Thích Trí Thuyên người được Hội chỉ định trông coi Tòng Lâm Viện Kim Sơn bị hạ sát, trong một cuộc tấn công của Pháp. Mọi sinh hoạt của Quốc Dân khép lại. Ta mất cái ngày truyền thống ấy có phải từ đây? Xin chư Tôn và các anh chị hữu trách trong đạo thấy có cần PHỤC HOẠT DUY TRÌ ngày lễ truyền thống nầy trong thời đại của chúng ta? Rất mong có sự đồng thuận đầy hảo ý và đây mới là ngày TRUYỀN THỐNG CỦA NGÀNH ĐỒNG. Trả lại ngày rằm tháng bảy là NGÀY HỘI HIẾU CỦA CỘNG ĐỒNG PHẬT GIÁO VÀ DÂN TỘC.

Rất mong được lắng nghe tiếng nói chung của ACE trên diễn đàn trang nhà chúng ta.

Thân.
BBT

(1) câu nói bất hủ này ACE Huynh trưỏng chúng ta ai cũng đã nghe và đã hiểu về phương diện từ ngữ nhưng ý nghĩa thật sự của chữ “NGÔ và 2 chữ “ĐỘC TÔN" vẫn đang còn được các nhà Phật học, các triết gia của nhân loại bàn luận, giải thích, _ mà vẫn chưa đi đến thống nhất, vì đạo Phật còn có tên là Đạo vô ngã và quan điểm về “Tiểu ngã” và “Đại ngã” của Ấn Độ cổ xưa vẫn chưa ai nắm vững để có thể thuyết phục mọi ngưòi nghe theo luận cứ của mình => ACE chúng ta cũng xin được lắng nghe và quán chiếu như một “công án” chứ không nên dịch ra tiếng Việt.

475 lượt xem