Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Ngày Rằm Vu Lan đã qua nhưng lòng hiếu thảo của con cái đối với Cha Mẹ, tình nghĩa thầy trò, sự biết ơn đối với những ngưòi đã quan tâm giúp đỡ chúng ta trong những lúc khốn khó…. thì sẽ sống mãi trong lòng chúng ta
Vì vậy, việc “tri ân và báo ân” ( biết ơn và báo đáp ) là việc mà chúng ta đều đã “thuộc lòng” nhưng nếu muốn bàn đến thì nói mấy cũng không hết _ vì sống là nhất định phải có chịu ơn và ban ơn.
Thật vậy, nhà thơ ngụ ngôn của Pháp Lafontaine có bài “Gíấc mộng” kể rằng một ngưòi kia nằm mơ thấy người nông phu lại bảo: “bạn hãy tự trồng lúa mà ăn đi nha, tôi đi đây”; rồi người thợ dệt bảo anh ta hãy tự dệt vải mà mặc, còn người thợ hồ thì bảo hãy tự xây nhà mà ở v..v.. anh ta cảm thấy bơ vơ lạc lõng hết sức, ai cũng bỏ rơi anh, anh chạy đi khắp nơi để tìm người giúp đỡ nhưng thấy 1 con sư tử xuất hiện, phóng về phía mình … anh ta hoảng hồn la hét và thức dậy, thì ra chỉ là một giấc mơ, anh ta cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì mình đang được nằm trên giường, ở trong một căn phòng nhỏ ấm áp vì có mền để đắp v..v.. anh ta chợt cảm thấy mình mang ơn mọi người nhiều quá …
Thưa Anh Chị Em,
Không ai có thể tự hào rằng mình có thể sống mà không cần ai! Nói cách khác dù muốn hay không, sống là một quá trình “CHO” và "NHẬN” liên tục. Khi mình nhận của ai một món quà, một ân huệ, .. mình biết ơn và cảm ơn đã đành, nhưng ngay cả khi mình “cho” mình cũng phải cảm ơn người nhận nữa. Tại sao? _ Vì chúng ta phải cảm ơn những ngưòi cho ta cơ hội để thực hành sự quan tâm chia sẻ với đồng loại, để làm việc từ thiện. Thật vậy, ở đâu cũng có những hội đoàn, những cộng đồng tổ chức phát quà, phát thực phẩm .. cho nhũng gia đình khó khăn, không đủ ăn, mặc không đủ ấm. Chúng ta biết ơn những hội đoàn, những tổ chức gồm những tấm lòng vàng, đã nghĩ đến những ngưòi không có gia đình, những người nghèo đói không nhà cửa (homeless) để chia xẻ, để đem đến cho họ một tấm lòng, một tình thương …
Ai trong chúng ta mà không thấy đuợc rằng: có những niềm vui tự nhiên đến khi ta được phụng sự ngưòi khác. Và làm dịu nỗi đau của ngưòi khác cũng là một thứ hạnh phúc mà chúng ta đã từng thể nghiệm.
Tuy nhiên, cái cốt lõi vẫn là giáo dục các em lòng biết ơn và báo ơn. Nếu sự tham lam ích kỷ làm hại người hại mình thì tình thương, sự chia sẻ, lòng biết ơn làm cho con ngừơi trở nên cao thượng. Do đó, chúng ta vẫn phải giác dục các em biết ơn cha mẹ, ông bà tổ tiên, Thầy Cô giáo v.v..
Thưa Anh Chị Em,
Người Huynh trưởng GĐPT ngoài nhiệm vụ ngưòi Anh người Chị ở Đơn vị, có thể còn là người Cha, người Mẹ, người Thầy Cô giáo ở nhà trường nữa.
Chúng ta dạy các em đoàn sinh của mình, học sinh và con cháu của mình biết ơn Thầy Cô giáo và thể hiện lòng biết ơn ấy vào những ngày lễ Tết, ngày Nhà giáo v.v.. nhưng ngoài ra, trong mấy năm gần đây có phải “có một chút gì đó” để chúng ta cùng suy ngẫm hay không? Thầy Cô giáo và cả học sinh _ nhất là nữ sinh _ đã có những “vấn đề” khiến cho những nhà giáo dục trong nước phải nhăn mặt nhíu mày. Điển hình là những vụ về các Cô giáo mẫu giaó, những cô nuôi dạy, giữ trẻ, không những thiếu tình thương đối với các em mà còn đối xử với các em thật dã man, tàn bạo! Mong rằng đây chỉ là những trường hợp quá cá biệt do những người e rằng đã mắc bệnh tâm thần hay bi stress trầm trọng … Và các nữ sinh Trung học đánh nhau giữa đường, xé rách áo quần của bạn, đánh đập bạn tàn nhẫn và còn kêu các bạn nam sinh đến chứng kiến và chụp hình? !! Thật là không thể tưởng tượng nỗi! Người ta kết luận “giáo dục đã bị xuống dốc” không biết có đúng không, nhưng dù sao đây cũng là 1 tiếng chuông báo động đáng cho chúng ta suy ngẫm. Chúng ta phải dạy các em đòan sinh, học sinh cuả chúng ta, con cháu chúng ta biết thương yêu đồng lọai, đừng làm tổn thương người khác dù là về vật chất hay tinh thần, vì khi hại người chính là đã tự hại mình đó!
Triết lý về “Cho” và “Nhận” ngoài việc để chúng ta suy ngẫm về biết ơn và đền ơn còn cho ta “kinh nghiệm” là “CHO” không làm ta nghèo đi và “NHẬN” không làm ta giàu thêm, có khi còn ngược lại _ Chỉ có ham muốn mới làm chúng ta nghèo và biết đủ mới làm chúng ta giàu mà thôi, như nhà thơ Edward Dyer đã viết:
Vài người có thật nhiều mà còn ham muốn,
Tôi có ít nhưng tôi biết đủ
Chính họ “nghèo” dù tiền rừng bạc biển
Và chính tôi “giàu” tuy túi rỗng không.
Thân kính chúc Anh Chị Em “một ngày như mọi ngày”, AN LẠC và THẢNH THƠI.
Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
505 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…