Thưa Anh Chị Em Lam viên bốn phương,
Anh Chị Em có nghe câu nói: “thực bất tri kỳ vị” không? _ có nghĩa là ăn mà không biết mùi vị của thức ăn thơm hay không, ngon hay dở v.v.. (đó là vì “tâm bất tại” nghĩa là ăn mà không có mặt của tâm ở đó, không ăn với chánh niệm tỉnh thức, hay còn gọi là “ăn trong thất niệm”); đó là lý do vì sao chúng ta thường tập cho các em của chúng ta “ăn trong chánh niệm”
Cũng vậy, nếu với “tâm bất tại” chúng ta “nghe mà không nghe, nhìn mà không thấy, nói mà không biết mình đang nói gì.” Nếu chúng ta không giữ chánh niệm thì cuộc sống không còn ý nghĩa gì cả, và ta dễ gây ra lỗi lầm vì vô ý, vô tình, dẫn đến …. vô trách nhiệm!
Ngược lại, có nhiều khi nói nhiều quá, nghe nhiều quá, thấy, biết nhiều quá cũng không hay lắm cho nên có nhiều người cho rằng nếu mình nhắm mắt, bịt tai, bịt miệng (tịnh khẩu) có khi lại hay hơn _ làm như vậy gọi là “đóng bớt các căn lại”.
Điển hình của quan điểm này là một bộ “đồ chơi” (?) gồm 3 con Khỉ: 1 con dùng 2 tay bịt mắt, 1 con bịt tai và 1 con bịt miệng. Các bạn có biết đó là gì không? _ xin thưa là bộ “Tam Không” (3 cái “không”) nhưng đây không phải là chữ “Không” của Kim Cang Bát Nhã đâu nha!
Mặc dù đơn giản như vậy nhưng đó cũng là “triết lý sống” của nhiều người trong chúng ta. Thật đáng cho chúng ta suy gẫm: 3 cái Không là “Không thấy” (bịt mắt), “Không nghe” (bịt tai) và “Không nói” (bịt miệng).
Chúng ta đã nghe thi hào Nguyễn Du than:
…………..
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!
Vậy cho nên muốn không thấy gì hết, muốn khỏi bị “đau lòng” thì phải tự bịt mắt lại! Thật ra, cách này có hơi tiêu cực, vì sợ thấy những điều không đáng thấy, thấy những điều gai mắt, v.v.. mà chỉ có thể bịt mắt chứ không làm gì hơn! _ Nếu chúng ta “anh hùng” hơn, chúng ta có thể dùng tài trí của mình, uy tín của mình hay quyền lực của mình để ngăn chận đừng để những điều đau đớn lòng xảy ra thì hay biết mấy phải không bạn?
Với lổ Tai cũng vậy! Có những điều không đáng nghe, không nên nghe mà mình không đủ sức để ngăn nó lại, đã để cho nó phát ra thì ta chỉ có thể bịt tai mình lại để đừng nghe thôi! Tuy có hơi tiêu cực nhưng còn hơn là nghe những điều không đúng, những điều bất thiện, rồi tin theo những điều đó tâm mình sẽ bị ô nhiễm theo! phải không các bạn?
Mắt và Tai thì bị động hơn là chủ động, vì Tai Mắt chỉ tiếp thu hình sắc, sự vật hiện tượng, âm thanh v.v.. bên ngoài chứ không làm thay đổi những thứ đó được, nhưng còn Miệng thì sao? Tại sao phải bịt miệng? _ Là tại vì có nhiều trường hợp mình không thể nói lên sự Thật hay nói lên ý nghĩ của mình, vậy thì im lặng còn hơn là nói theo cái sai, phụ hoạ với những điều bất thiện. Ngày xưa, khoa học chưa tiến bộ lắm, người ta thông tin ra đại chúng bằng những buổi diễn thuyết thôi, còn hôm nay, nào là truyền thanh, truyền hình, và rộng rãi nhất là những email, những diễn đàn (forum), những Trang nhà v.v.. và cái Miệng, cái loa phóng thanh, đó là ngòi bút mà phạm vi tuyên truyền, di chuyển thật là rộng lớn vô cùng, và kết quả tốt đẹp hay hậu quả tai hại cũng vô cùng rộng lớn. Đó là lý do tại sao chúng ta càng phải thận trọng khi “nghe”, “thấy” và nói (hay viết). Cũng may, mục đích và châm ngôn GĐPT chúng ta đã rõ ràng; cho nên nói cái gì, viết cái gì mà thể hiện được Bi Trí Dũng, nghe cái gì làm cho Tình thương, Hoà thuận, Tin yêu, V ui vẻ tăng lên thì đó là Thiện, là đáng nghe, đáng thấy, đáng nói, đáng viết; còn ngược lại thì … phải đem ý thức tinh chuyên mà phòng hộ Mắt, Tai, Miệng (và ngòi bút nữa!).
Thân kính chúc Anh Chị Em một muà Xuân thật vui trong chánh niệm, tỉnh thức:
Đem ý thức tinh chuyên phòng hộ
BBT
495 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…