Nhân đầu xuân Nhâm thìn, xin thưa chuyện về con Rồng Việt Nam. Các nước phương Bắc, nhất là Trung quốc, thường lấy Rồng làm biểu tượng. Viêt Nam cũng không ngoài quan niệm đó. Nhưng Rồng Việt nam khác hẳn với Rồng Trung Quốc, nó mang một ý nghĩa cao quý, một sắc thái riêng biệt, biểu trưng cho tinh thần của một dân tộc hiền hòa mà bất khuất.
Một nhà nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc cổ người Tây phương đã nhận xét: ”Rồng Trung quốc mang vẻ uy quyền cao của các đấng quân vương nên tạo dáng dữ dằn, Rồng Việt Nam thì mang tính dung dị, hiền hòa của người Việt nên hình dáng nhẹ nhàng thanh thoát, uốn lượn nhiều khúc".
Thưa anh chị em, nói đến lịch sử dân tộc thì bất cứ người dân Việt nào cũng hãnh diện, tự hào mình là “con Rồng, cháu Tiên” uy ở vào giai đoạn cổ sử, mang tính chât huyền thoại nhưng có những mấu chốt làm cho chúng ta vững tin. “Xưa nay LĨNH NAM TRÍCH QUÁI thường được xêp vào loại truyện thần thoại hay huyền sử… Tuy nhiên, khi đi sâu vào nghiên cứu nội dung ta mới thấy rõ LNTQ không chỉ đơn thuần là tập hợp những chuyện thần thoại, trái lại nó chứa đựng nhiều sự kiện có thật…” (Gs Lê Mạnh Thát-Lịch sử Phật giáo VN tập 1).
Theo “ Lĩnh nam trích quái”, Lộc Tục được vua cha là Đế Minh, cháu ba đời vua Thần Nông, phong cho làm vua Phương Nam, xưng là Kinh Dương vương, lấy quốc hiệu là Xích quỹ (vào khoảng 2879 Trước Tây Lịch). Kinh Dương vương lấy con gái của Động đình Quân là Long nữ, sinh ra Sùng Lãm. Về sau Sùng Lãm nối ngôi cha, lấy hiệu là Lạc Long quân (có lẽ để tự nhắc mình là dòng dõi Rồng) Lạc Long quân kết duyên với Âu cơ, con của vua Đế Lai, dòng dõi Thần tiên, sinh ra 100 người con trai. Được ít lâu, Lạc Long Quân bàn với Âu cơ: “Ta là dòng dõi Rồng, nàng là dòng dõi Tiên ăn ở với nhau lâu chắc không được, nay chúng ta chia tay nhau, nàng đem 50 con lên núi, ta đem 50 con xuống vùng biển Nam hải”.
Về sau Lạc Long quân phong cho người con trưởng làm vua nước Văn lang, xưng là Hùng vương, đóng đô ở Phong Châu (bây giờ là ở vào địa hạt huyện Bạch hạt, tỉnh Vĩnh yên). Từ đó cứ cha truyền con nối. Hùng vương làm vua được 18 đời, đời thứ nhất là Hồng Bàng.
Đến đời Hùng vương thứ 18 thì bị Thục Phán đánh lấy mất nước. Tiếp theo đó, bao nhiêu sự thăng trầm, kéo theo 1000 năm bị lệ thuộc vào Trung quốc.
Nhưng chí quật cường, tinh thần bất khuất của dòng máu Tiên Rồng vẫn chảy mãi trong huyết quản từ thế hệ nầy đến thế hệ khác cho đến mãi về sau, nền “tự chủ thời đại” được mở đầu từ thời Ngô với trận chiến thắng lẫy lừng quân Nam hán của Ngô Quyền trên sông Bạch đằng. Nhưng rồi vận nước vẫn còn nhiều nhiễu nhương, mãi cho đến thời Lý công Uẩn mới thật sự vững vàng. Chinh thời kỳ nầy cũng mở đầu cho trang sử vàng son của Phật giáo, nhờ công trình tham mưu và xếp đặt chính trị rất khéo léo của Thiền sư Van Hạnh, nhà Lý đã dựa vào tinh thần Phật giáo để phục hưng quốc gia, bảo vệ nền đạo đức của dân tộc. Chính đây là thời đại vẽ vang của đất nước. Chính trị rất ổn định, ban giao rất tốt đẹp với các lân bang.
Rồng vàng lại xuất hiện trong giấc mộng của nhà vua. Khi quyết định dời đô từ Hoa lư về Đại La ¬– có lẽ đây là điềm báo tin sự hưng thịnh tuyệt vời của quốc gia và là biểu hiện niềm tin vững chắc vào dòng máu “Tiên Rồng”. Nhà vua đỏi tên Đại La thành Thăng long, xây dựng một kinh đô mới với công trình kiến trúc quy mô, thể hiện rực rỡ nền văn hóa ưu việt của dân tộc. (Tài Liệu Vạn Hạnh cũng có nêu vấn đề nầy).
Thưa anh chị em, trong mỗi chúng ta đều mang dòng máu Tiên rồng nên ai cũng thông minh, ai cũng trọng Đạo, ai cũng có ý chí bất khuất, quật cường. Nhưng cái thông minh đó, cái tinh thần trọng đạo và ý chí quật cường đó, phải được nuôi dưỡng trong môi trường nào? Theo đạo Phật, tất cả đều phụ thuộc vào nhân duyên. Có nhân mà không có duyên, cũng không thể nào phát triển được.
Ở phần Tổng kết quyển Viêt nam sử lược của Trần trọng Kim, tác giả có nhắc nhở: “Biêt lợi dụng cái tiềm lực cố hữu và cái tính thông minh, hiếu học của ta để theo thời mà tiến hóa thì sao ta lại không có ngày nối được cái chí của ông cha mà dệt thêm một đoạn lịch sử mỹ lệ hơn trước ?”
Thưa anh chị em, những ngày đầu xuân Nhâm thìn, chúng ta nhìn lại mình, hãy tự nhắc nhở chính bản thân mình, làm sao để xứng đáng “con Rồng cháu Tiên”. Lịch sử ngày mai của dân tộc Việt nam đang nằm trong con tim của mỗi người dân Việt.
BBT
640 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…