Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Chúng ta đều biết rằng trong vai trò giáo dục Thanh, Thiếu, Đồng niên GĐPT, chúng ta có khác với các giáo viên trong các trường học thế gian, đó là chúng ta vừa dạy vừa học, có nghĩa là chúng ta dạy các em không chỉ về kiến thức mà còn về “suy nghiệm” và “thực hành” _ Dạy các em suy nghiệm thì chúng ta cũng phải “quán chiếu”; dạy các em thực hành thì nhất định chúng ta cũng đã và đang thực hành, để làm tấm gương sáng cho đàn em noi theo _ chúng ta không bao giờ vấp phải lỗi lầm là dạy các em “hãy làm như anh/chị nói chứ đừng làm như anh/chị làm” ! chúng ta không cần thanh tra, cũng không cần bằng khen hay lên lương như ở ngoài đời mà vẫn luôn tinh tấn trau giồi tay nghề hướng dẫn đàn em trong tu học và tu tập để trở nên những Phật tử chân chính v.v..
Đối với các em Oanh Vũ chúng ta dạy các em “kính mến cha mẹ và thuận thảo với anh chị em”; chúng ta dạy các em phải biết nói câu “cảm ơn”, khi ai cho em cái gì, “xin lỗi” khi em phạm phải sai lầm gì v.v.. thì không chỉ ngành Oanh mà cả ngành Thanh, Thiếu và ngay cả bản thân chúng ta cũng phải học cách cảm ơn và xin lỗi!
Thưa Anh Chị Em,
Thật vậy, không chỉ trẻ con mới phải biết cảm ơn và xin lỗi mà ngay anh chị em Huynh trưởng chúng ta cũng phải lưu ý vấn đề này; nhiều khi chỉ nhờ hai chữ “xin lỗi” hay “cảm ơn” mà hoà bình thế giới có thể được lập lại đấy, phải không Anh Chị Em?
Trở lại với ý nghĩa của “xin lỗi” và “cảm ơn”; chúng ta hãy cùng nhau quán chiếu những gì và những ai chúng ta cần phải xin lỗi, cảm ơn trong cuộc sống hằng ngày với 6 mối liên hệ gia đình và xã hội (Cha mẹ/con cái; thầy/trò; chủ/tớ; bạn bè/bà con/láng giềng v.v..)
Trước hết là XIN LỖI; có phải là chúng ta nên xin lỗi về:
1) những lời hứa không thực hiện được
2) những lúc vô tâm, thờ ơ trước nỗi đau, mất mát của bạn bè
3) nhũng vụng về, ích kỷ, hiểu lầm… làm phiền lòng người khác
4) những lời nói, cử chỉ, hành động vô tình hay cố ý làm tổn thương người khác
5) những bất hoà, mâu thuẩn… vì bảo thủ hay vì quên mất lục hoà
6) xin lỗi chính bản thân mình vì những tư tưởng bất thiện làm mình đau khổ và làm tổn thương người khác.
v..v..
Những điều này ở Oanh Vũ có thể không có và chưa hiểu rõ nhưng đối với chúng ta thì quá hiểu rồi phải không? Đây là những đề tài giúp chúng ta soi rọi lại mình.
Và “CẢM ƠN” những ai / những gì:
1) những người luôn tin tưởng mình dù mình không đáng được nhiều như vậy
2) những người luôn quan tâm, sẵn sàng lắng nghe và thấu hiểu những lời tâm sự của mình.
3) những người đã trao truyền cho mình niềm tin, niềm yêu đời, yêu cuộc sống …
4) những vấp ngã, những giọt nước mắt đã làm mình trưởng thành hơn và thắp sáng tâm hồn mình.
5) những dối gian, ích kỷ, nhỏ nhen… mà mình đã gặp phải trong cuộc đời để mình có thể tỉnh táo hơn, hiểu mình, hiểu người hơn.
6) cảm ơn chính bản thân mình đã không bỏ cuộc mỗi lần thất bại, biết đứng lên và vượt qua để dũng tiến trên đường Đạo
v..v..
Thưa Anh Chị Em,
Với tâm chân thành biết “xin lỗi” và “cảm ơn” chính là chúng ta đã thường chiêm nghiệm hạnh Từ Bi, hạnh Lắng nghe của đức Quán Thế Âm, có phải không các bạn? Hệ quả của Từ Bi chính là Tha thứ, Bao dung; chúng ta thường tự huấn luyện Tâm mình, trau giồi đức tánh Từ Bi mới có được Tha Thứ Bao dung, và biết tha thứ, bao dung mới có thể dễ dàng xin lỗi, cảm ơn cho dù một đôi khi có chút ấm ức trong lòng hay phải quên đi tự ái, tự trọng, và đau khổ trong lòng…. Trau giồi hạnh Lắng nghe để hiểu và thương; có hiểu thì mới thương với tình thương vô điều kiện, không so đo, tính toán, không lý luận phấn tích, mới xứng đáng là con của bồ tát Quán Thế Âm; vị bồ tát quán chiếu và lắng nghe mọi âm thanh của cuộc đời _ nhất là những tiếng kêu cứu, những âm thanh đau khổ cần được giải thoát, không phân biệt người tốt hay kẻ xấu, ở đâu có tiếng khóc than là ngài đều đến vì ngài là đức đại từ đại bi _ với đại nguyện đem vui cứu khổ ….
Hôm nay đã là 16/2 âm lịch, còn 3 ngày nữa là đến 19/2 ngày Vía của ngài.
Thân kính chúc Anh Chị Em một mùa Vía Quán Thế Âm an lạc và giải thoát.
Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
692 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…