Trong Anh Chị Em chúng ta có nhiều người phát biểu rằng “tôi chỉ cần tu cái Tâm của tôi thôi, ai nói gì thì nói, tôi biết tôi tu Tâm là được rồi” nhưng tâm của bạn là cái tâm nào? _ Chúng ta không dám nói như chư Tổ “Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc…” chúng ta chỉ nói một cách đơn sơ theo kinh nghiệm bản thân: trong vòng 24 tiếng đồng hồ của 1 ngày 1 đêm, chúng ta đã trãi qua biết bao nhiêu là tâm (Tâm giận dữ, Tâm phiền não, Tâm ganh ghét, Tâm tươi mát, Tâm từ bi, Tâm tham lam, Tâm ích kỷ….) vậy thì ta tu cái Tâm nào đây? !! Nói cách khác, câu chuyện “tu Tâm” đã được đặt ra từ rất xa xưa, từ lúc chúng ta còn thơ ấu lựng kìa!
Thật vậy, có 1 câu chuyện trong sách “Quốc Văn Giáo khoa thư” dạy cho học sinh tiểu học, khuyên nhủ, nhắc nhở các em giữ gìn tánh hạnh của mình từ trong những điều rất nhỏ nhặt; thế nhưng đó cũng là bài học cho tất cả mọi người, từ 8 tuổi đến 108 tuổi! nhất là những người làm công tác giáo dục thường xuyên như Anh Chị Em Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử chúng ta:
Thưa Anh Chị Em,
Thật vậy, nói theo danh từ Gia Đình Phật Tử thì đây là bài học về việc giữ Giới và giữ gìn chánh niệm tỉnh thức. Đôi giày mới kia chính là TÂM của chúng ta; Tâm chúng ta bao giờ cũng mới vì không bao giờ đứng yên một chỗ _ trừ khi chúng ta ngồi thiền, tập trung cao độ thì mới có thể định tâm được mà thôi! Cho nên mới nói “Tâm viên ý mã” (Tâm như con khỉ, ý như con ngựa) Vì vậy, Tâm chúng ta khi “Ma” khi “Phật” không biết đâu mà nói và do đó, trong mọi lúc, chúng ta đều có thể phạm giới nếu chúng ta không có chánh niệm tỉnh thức. Xin lấy một ví dụ nhỏ, về việc “giữ Giới không uống rượu” Rất nhiều Anh Chị Em nói rằng bia không phải là rượu và thế là uống thoải mái, cho đến khi “xỉn” mà lái xe và bị cảnh sát bắt đưa vào tù … không biết lúc đó có còn tỉnh để phân biệt là rượu hay bia đã đưa mình đến chốn này hay không! !!
Đây là chuyện của “nam nhi” chứ chị em Huynh trưởng nữ thì chắc chắn không bao giờ vi phạm giới “uống rượu cụ thể” đó. Tại sao chúng ta dùng mấy chữ “uống ruợu cụ thể”? _ Xin thưa, vì không chỉ là cầm ly rượu lên uống mới gọi là uống rượu, mà tất cả những thứ gì làm cho con người say sưa đến nỗi trí óc mê mờ, lương tâm điên đảo, nghiệp chướng kéo đến v.v.. đó là những chất không phải rượu nhưng vẫn có thể làm say đắm lòng người, là những chất rượu trừu tượng. Vì vậy, chúng ta còn phải giữ giới uống rượu “trừu tượng”, loại rượu này không tha cho ai dù là nam hay nữ, là có tu hay không có tu …
Thưa Anh Chị Em,
Thời đại văn minh, rượu hay những chất làm say, làm nghiện v.v.. cũng hiện ra dưới vô số hình thức, thiên hình vạn trạng, không thể nghĩ bàn. Như chúng ta thường nói với nhau, những trò chơi điện tử làm các em của chúng ta say mê ngồi suốt ngày trên computer quên ăn quên ngủ … làm các bậc cha mẹ điên đầu, đó không phải là một thứ rượu, ma túy kiểu mới, đáng sợ hay sao?
Giới như bờ đê ngăn dòng nước lũ của tội ác, những điều bất thiện, Giới là vật trang sức đẹp đẽ và trang nghiêm nhất của người Phật tử … Nếu chúng ta không thận trọng giữ Giới thì chỉ cần bị xoi mòn 1 lỗ nhỏ, bờ đê có thể để cho nước tràn vào, tâm chúng ta sẽ bị ô nhiễm, việc tu hành sẽ bị chướng ngại v.v.. Khi một niệm xấu khởi lên trong Tâm tức là ta đã phạm giới rồi, không cần đợi đến khi trở thành hành động cụ thể nữa!
Nói tóm lại, chúng ta phải thường xuyên soi rọi lại mình, thường xuyên tụng giới _ Tụng trong Tâm cũng quan trọng như tụng giữa đại chúng hay Tăng thân … _ làm những điều thiện lành, và giữ gìn Tâm Ý của mình luôn trong sạch, mới mẻ, luôn cẩn trọng như người có đôi giày mới lúc ban đầu:
Làm các việc lành
Giữ Tâm Ý trong sạch
Tâm dẫn đầu mọi pháp
Tâm chủ, tâm tạo tác
nếu nói hay hành động
với tâm tư thanh tịnh
Hạnh phúc sẽ theo ta
Như bóng không rời hình
….
nếu nói hay hành động
với tâm tư ô nhiễm
khổ não sẽ theo ta
như xe theo (chân) con vật kéo
(kinh Pháp Cú)
Kính chào tinh tấn!
BBT
485 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…