Trong chương trình Phật Pháp ngành Thiếu khi hướng dẫn các em về Bát Chánh Đạo chúng ta có nhắc rằng Bát Chánh Đạo là 8 con đường trong 37 con đường (37 phẩm trợ đạo) để thực hành tiến đến việc thành tựu Đạo quả Phật; đó là:
Tứ chánh cần (4)
Tứ như ý túc (4)
Ngũ căn (5)
Ngũ lực (5)
Thất Giác chi (7)
Bát chánh đạo (8)
[tổng cộng: 37]
Trong 37 phẩm trợ đạo này, chúng ta rất quen thuộc với Bát Chánh Đạo, với Tứ Niệm Xứ, Tứ chánh cần … Thất giác chi nhưng đối với nhiều người thì “Tứ Như Ý Túc” nghe rất lạ. Do vậy, nhiều Anh Chị Em trong chúng ta có hơi lúng túng khi phải giải đáp câu hỏi cho các em về Tứ Như Ý Túc.
Trong mục Phật Pháp Thứ Năm hôm nay, chúng ta sẽ nói về Tứ Như Ý Túc. Tứ Như Ý túc là 4 phẩm hạnh hay bốn pháp tu hay 4 con đường giúp chúng ta tiến đến thành công viên mãn (như ý = toại nguyện). Bốn phẩm hạnh đó là: Dục như ý túc, Niệm như ý túc, Tinh tấn như ý túc và Tư duy như ý túc.
Niệm như ý túc là gì? _Là sự nhớ tưởng tập trung trên đối tượng độc nhất của tâm nguyện, của lý tưởng đang theo đuổi, không phút nào sao lãng. Lấy ví dụ của Thái tử Tất Đạt Đa: vì trong lòng luôn cháy sáng ngọn lửa từ bi muốn cứu độ chúng sanh thóat khổ, ngài như “nghe’ được tiếng gọi của chân lý “đã đến giờ hành động, ngài hãy lên đường, xin ngài hãy chọn đường đi, đường từ bi …” Tiếng nói ấy tràn ngập tâm ngài, thôi thúc ngài … cho nên ở tuổi thanh niên mà ngài không nghĩ đến tình yêu nam nữ, không nghĩ đến tham vọng, quyền uy như thói thường mà ngài chỉ nghĩ đến con đường cứu khổ cho nhân loại trong đó có bản thân và những người thân yêu, con đường vô định đòi hỏi ngài phải dấn thân … Niệm như ý túc giúp tâm ta thanh tịnh, định tĩnh, không bị chi phối bởi ngoại cảnh, tập trung cao độ thanh lọc tâm ý để thẳng tiến đến mục tiêu cao đẹp [còn nếu nhớ nghĩ đến sòng bài hay quán rượu … thì đó không phải là Niệm như ý túc mà là “niệm đến nhà tù” đó nha ☺ ☺ !]
Phẩm hạnh thứ 3 là Tinh Tấn như ý túc. Tinh tấn như ý túc là sự tinh tấn trường kỳ, không mệt mỏi, là sự siêng năng trong luyện tập, thực hành cho đến đích. Chư Tăng là gương sáng của Tinh tấn như ý túc: mùa đông cũng như mùa hè, từ chú Sa Di mới vào chùa đến qúy Thầy, qúy Ôn, công phu từ 3 giờ sáng, thiền định, tu học, làm việc không mệt mõi theo thời khóa biếu nhất định trong mục đích hoàn thành con đường tuệ giác. Tinh tấn là đức tính không thể thiếu trong tất cả những thành tựu nhưng Tinh tấn như ý túc là sự tinh tấn để quyết tâm hoàn thành mục tiêu cao cả, một lý tưởng, thì còn khó khăn hơn nhiều. Nhớ lại lịch sử đức Phật Thích Ca chúng ta rất cảm động và tự hào về đức Bổn Sư khi đọc lời thề nguyện của ngài dưới gốc cây Bồ đề: “dù thịt nát xưong tan, nếu chưa thành đạo, ta không rời cây Bồ đề này” rồi ngài miệt mài trong thiền định suốt 49 ngày cho đến ngày thấy được Đạo. Đây chính là biểu tượng sáng ngời của Tinh Tấn như ý túc. Chỉ có tinh tấn như ý túc mới đưa hành giả đến thành tựu đạo quả, đây chính là yếu tố quyết định sự đạt đến tuệ giác vô thượng của ngài. Cho nên rất dễ hiểu tại sao Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni là tượng trưng cho hạnh Tinh Tấn như ý túc.
Tư Duy như ý túc là sự tập trung tư tưởng để đi sâu vào (quán chiếu) một vấn đề gì đó; Tư duy như ý túc đưa đến phát sinh trí tuệ giải thoát. Ví dụ vào tuấn lễ đầu tiên sau khi thành đạo, đức Phật tư duy về “12 nhân duyên”, về “Duyên khởi” _ngài quán xuôi rồi quán ngược _cuối cùng, hiểu được ý Đạo, ngài đọc lên bài kệ hoan hỷ như sau: “Quả thật vậy, khi các chân lý phát hiện hiển nhiên đến bậc thánh nhân đã kiên trì cố gắng và tư duy thâm sâu, thì ngài vững vàng phá tan vây cánh của Ma vương giống như ánh sáng mặt trời phá tan đêm tối và rọi sáng bấu trời” Như vậy, Tư Duy như ý túc là khả năng quán chiếu, thiền định để vén màn vô minh về một vấn đề, đi sâu vào đó. Với chúng ta, ví dụ: chúng ta tư duy về “cái ngã, cái tôi”, để thấy được từng ngõ ngách trong tâm mình, từ đó ý thức được vô ngã có khả năng giải thoát khổ đau phiền não … Tư duy như ý túc đòi hỏi một sự kiên trì không thối chuyển và nhiệt tâm mới mong phá vỡ thành trì kiên cố của vô minh, đưa dến sự hiểu biết thấu đáo, sâu sắc và cuối cùng mới gặt hái được hoa quả của trí tuệ.
Tứ như ý túc cũng là những phương pháp tu tập _Phật Pháp là học để biết và thực hành trong suộc sống, đem lại lợi ích cho mình và những người quanh mình. Tứ Như Ý Túc giúp chúng ta xem thử mình có được một “như ý túc” nào trong 4 thứ này không, nếu có thì hãy phát triễn, thăng hoa nó lên để có cơ hội thành đạt dù là trong Đời hay trong Đạo.
Thân kính chúc Anh Chị Em một mùa Phật Đản an lạc và giải thoát.
Kính chào Tinh Tấn!
Nhóm Áo Lam
509 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…