Cách ngôn Việt Nam có câu:
Không biết thì dựa cột mà nghe!
Câu này về hình thức thì thật thà, mộc mạc nhưng nội dung rất sâu sắc. Thật vậy, cho dù mình làm lớn đến đâu, mình có chức vụ quan trọng như thế nào, nếu mình không biết gì cả mà nói quàng nói xiêng, nói “tào lao xịt bộp” thì sẽ bị chê cười mà thôi! Nhất là mình nói xấu hay nói oan cho một người thì … (cho dù mình là một tu sĩ như vị ẩn sĩ trong câu chuyện dưới đây.)
Tại sao mình phải nói xấu người khác? _Vì ganh tị, vì cố chấp, vì thành kiến v.v.. muốn hạ uy tín của người khác để tự nâng mình lên? _Xin thưa, điều đó không thể được, mỗi người có sẵn một vị trí do trình độ tu tập của mình, khả năng của mình, đạo đức của mình … không nên vì bất cứ lý do gì mà hạ uy tín của người khác; ngay khi ấy là mình đánh mất chánh niệm, đừng lo người khác mất chánh niệm nha!
người làm hay không làm
nên tự nhìn thân ta
có làm hay không làm
Những câu này đức Phật nói ra để khuyên một vị nữ Phật tử (thiện nữ) của ngài. Bà này trước khi quy y với đức Phật đã có lòng bảo trợ cho một vị ẩn sĩ tên là Pàveyya. Bà là một phụ nữ rất giàu có ở nước Xá Vệ, thường làm nhiều việc công ích, bà bảo trợ cho ẩn sĩ Pàveyya, chăm sóc ông ta chu đáo như chăm sóc người con ruột của mình.
Lúc đó bà nghe được tin rằng đức Thế Tôn đang ngụ tại chùa Kỳ Viên nên bà muốn thỉnh đức Phật và chư Tăng về nhà mình để bà được dâng cúng thực phẩm cho ngài và Tăng đoàn. Bà đến Chùa Kỳ Viên thưa thỉnh với đức Phật, và được ngài nhận lời đến nhà bà thọ trai. Sau khi thọ trai, đức Phật tán thán công đức cúng dường của vị nữ thí chủ và giảng pháp cho bà nghe. Pàveyya (vị ẩn sĩ) ở trong căn phòng kế bên, đã nghe thấy và nổi giận, to tiếng nguyền rủa, chưởi mắng, trách cứ bà nữ tín chủ là đã tỏ lòng cung kính đức Phật và chư Tăng hơn đối với mình nhiều, ông ta còn nói xấu Phật và Tăng đoàn nữa. Vị nữ thí chủ nghe ông ta nói xấu đức Phật và Tăng đoàn của ngài, bà cảm thấy rất bối rối và xấu hổ trong lòng, không còn tập trung nghe đức Phật giảng nữa. Ðức Phật biết được tâm trạng của bà nên đã khuyên người tín nữ ấy đừng để ý đến những lời bất nhã của vị ẩn sĩ kia làm gì, mà chỉ nên chú tâm đến những hành động tốt hay xấu của mình để phát huy hoặc để sửa đổi. Rồi đức Phật nói lên bài kệ này:
người làm hay không làm
nên tự nhìn thân ta
có làm hay không làm
Như vậy đức Phật không những chỉ khuyên người nữ thí chủ của ngài mà còn khuyên tất cả chúng ta nữa đó: đừng dòm ngó lỗi người, chỉ nên tự soi rọi lại mình. Đừng chê bai người khác, đừng kết tội người khác, đừng phá hoại sự đoàn kết của một tập thể, đừng đặt điều vu khống cho những vị Thầy của họ, chỉ vì sự kính ngưỡng họ dành cho vị ấy mà không dành cho mình! Ðó là cách tu thiết thực nhất để thanh lọc tâm ý mình, càng ngày càng tiến dần đến giải thoát mọi khổ đau phiền muộn cho mình và cho mọi người quanh mình. Đó là bài học không chỉ cho người cư sĩ mà cả cho chư vị Tu sĩ. Ngoài ra, những phê phán sai lầm thì không đáng cho chúng ta để ý vì ca dao Việt nam cũng đã cảnh cáo chúng ta “ở sao cho vừa lòng người”:
Ở rộng người cười ở hẹp người chê
Cao thì “cao ngỏng cao nghêu”
Thấp thì thấp “chủn” thấp “lùn” khó coi!
Béo chê “béo trục béo tròn”
Gầy chê “ốm tỏng ốm tong” …
Thân kính chúc Anh Chị Em Áo Lam một mùa Vu Lan an lạc, thảnh thơi trong Chánh niệm Tỉnh thức.
Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
Tái bút:
Thưa Anh Chị Em,
Thế nhưng, khi chúng ta họp để bàn công việc, hay hội thảo, hay phê bình, kiểm điểm, góp ý v.v.. thì đó không phải là “dòm ngó lỗi người” đâu nha! !! đó là “ý hòa đồng duyệt” hay “kiến hòa đồng giải” đấy các Bạn ạ!
Ngoài ra, Ðức Phật đã có dạy: nếu cha mẹ làm sai, đi vào con đường bất chính (ví dụ: nếu bất hạnh có ông cha hay bà mẹ say sưa, cờ bạc hay trộm cắp v.v.. ) thì mình vẫn phải dùng lời ôn hòa khuyên can để họ bỏ tối qua sáng.
517 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…