Tất cả mọi người, ai cũng muốn được an lạc, sợ phiền não, mà phiền não thì thiên hình vạn trạng; nhưng Phật Pháp đã dạy có sáu món căn bản mà anh chị em chúng ta đều biết, đó là: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến; 5 thứ trước thường được nhắc đến nên ở đây chúng ta chỉ nói thêm về ác kiến. Ác kiến gần giống như tà kiến, nghĩa là thấy biết sai lầm; chạy theo những tà thuyết, ma mị, tin theo những lý thuyết điên đảo … Ác kiến có 5 loại:
Thân kiến: chấp thân này có thật và trường tồn
Biên kiến: ý kiến thiên lệch, chỉ thấy một bên, chỉ nói một chiều v.v..
Tà kiến: ý kiến sai lệch, điên đảo, không tin nhân quả, chỉ tin có thần linh ban phước, giáng hoạ ….
Kiến thủ: chấp rằng chỉ có ý kiến mình là đúng, cái gì ngược lại là sai
Giới cấm thủ: khư khư ôm giữ những giới điều kỳ quặt, không lợi ích cho mình hay cho người.
Bây giờ xin nói đến chữ “não” Não có nghĩa là tức giận, nóng nảy, buồn bực, xao xuyến trong Tâm, có nhiều thứ não như phiền não, ưu não, não hại, não loạn …. Phiền não và ưu não là chỉ trong nội tâm mình còn não hại và não loạn là làm hại hay liên lụy tới người khác nữa. Từ mấy ngàn năm trước mà đức Phật đã dạy cho đệ tử của ngài: “Bồ tát quyết chí thành đạo Vô Thượng, trong khi tu hành, nhất định phải tránh xa sự não hại, và còn phải rải lòng từ bi đến tất cả mọi loài chúng sanh, coi chúng sanh như con một của mình” Đức Phật còn dạy có 10 thứ não loạn (không phải loạn não đâu nha! !!) mà người tu hạnh an lạc cần phải lìa xa mới thành tựu đạo nghiệp được, đó là:
1) thế lực của vua chúa, nhà cầm quyền
2) tà pháp (của phù thủy chẳng hạn)
3) những trò đùa giỡn hung ác
4) những người chuyên nghề làm thịt súc vật (đồ tể?)
5) những người tâm địa hẹp hòi (tiểu nhân)
6) những người bán nam bán nữ [gay (?)]
7) những tư tưởng tà dâm
8) những người trộm cướp
9) những người hay chê bai việc làm của người khác
10) những người chuyên cất giữ hay gần gũi 8 món bất tịnh (8 món này gọi là bất tịnh vì chúng có thể khơi dậy lòng tham, đó là: vàng, bạc, nô tỳ, châu báu, thóc lúa, kho chứa, bò dê voi ngựa, gian thương)
Chỉ với hai chữ phiền não thôi mà chúng ta đã được nghe rất nhiều bài học về cách tu tập theo quan điểm của đạo Phật rồi!
Như vậy, chúng ta thấy rằng tu hành là tự nhìn sâu vào bên trong chính bản thân mình để soi rọi lại mình, để biết mình đang ở đâu trên con đường tu tập, để biết Tâm mình còn vướng mắc những gì và tìm cách giải quyết những vướng mắc ấy chứ không ai có thể hiểu biết những nhược điểm của mình hơn chính mình được.
Những ai không biết tự nhìn lại chính mình mà cứ “nhảy" ra ngoài, xông vào người khác để đánh phá, phê phán, chê bai … đôi khi không có một chút hiểu biết gì về người ta hết. Do vậy, họ nói gì thì nói, chúng ta đều biết rằng những kẻ đó nhất định chưa phải là Phật tử, nếu đã là Phật tử thì nhất định là chưa biết tu! !!
Thân kính chúc Anh Chị Em “một ngày như mọi ngày,” an lạc và thảnh thơi!
Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
542 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…