Nói đến sinh hoạt dã ngoại là nói đến việc đưa các em ra khỏi bốn bức tường của gia đình, trường học, cơ quan, nhà máy, công ty… tiếp xúc với trời cao, đất rộng, sông dài và nhìn ra ngoài đại dương bao la. Tách tuổi trẻ ra khỏi những ô dù mái che như là cha mẹ, thầy cô, các cấp lãnh đạo… bắt đầu một cuộc đời mới. Cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc và nhất là cùng chung chịu trách nhiệm về những thành công và thất bại cũng như thọ dụng những tiện nghi trong cuộc sống bằng khả năng lao tác của đôi tay và khối óc của chính mình. Mục đích sâu sắc và tối hậu là biết dẹp bỏ sự ích kỹ nhỏ nhen, biết sống đời cao thượng vì người khác và biết chơn thật của sự cần lao để góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật Giáo.
Đã đi trại là phải có trại. Đã có trại thì phải có lửa trại. Đã cắm trại thì phải có thiết lập "Sa Bàn Trại". Sa bàn trại thể hiện cụ thể tài năng lãnh đạo, tầm nhìn và ý thức quy hoạch tổng hợp của Ban Quản Trại, trình độ học tập và khả năng chuyên môn của các đơn vị tham gia. Bởi những địa điểm hiểm trở khó khắc phục không thể bố trí cho những đơn vị yếu kém. Trại thì không thể không có lửa trại. Bởi TRẠI là phần hình thức, là SỰ; mà LỬA TRẠI là phần tinh thần, là phần LÝ không thể không có. Lửa trại là phần đánh giá nhận xét của thành phần Trại Sinh tham gia trại. Ban Quản Trại cũng nhân đây mà giải mã những thành công thất bại của trại bằng những bài học thực tế bằng mồ hôi, bằng nước mắt, tạo dấu ấn sâu sắc trong cả cuộc đời làm người của mình.
Lửa trại đóng vai trò quan trọng như vậy nên câu chuyện lửa tàn là những ấn son trên trái tim Lam không thể khinh xuất, làm lấy lệ, không đầu tư cho bài nói chuyện nầy. Người nói câu chuyện lửa tàn phải là một Huynh Trưởng bản lãnh, có trình độ lý luận, hiểu biết sâu sắc về GĐPT và nhất là phải tham gia xuyên suốt thời gian trại.
Câu chuyện lửa tàn là một ấn son nên nội dung có chủ đề khép kín chặt chẻ. Từ ngữ phải trong sáng, súc tích, rõ ràng; âm sắc phải dịu ngọt, dễ nghe. Nói như rót những giọt đề hồ vào miệng, nói như chuyền hơi thở vào tim. Nói như len lỏi vào những lổ chân lông làm cho người nghe ngẫn ngơ xúc động, nổi da gà với những tố chất ngọt ngào thiết tha, phấn kích tiếp thu và sẵn sàng kề vai gánh vác trách nhiệm. Khép lại bài nói chuyện quá bất ngờ, nghĩa là vẫn còn sự khát khao… Đó là một trong những kỹ niệm khó phai. Cuộc trại sẽ hoàn toàn bị "phá sản" khi người nói câu chuyện lửa tàn dùng thời gian nầy để chê bai Trại Sinh, huyên hoang về tri kiến nhận thức của mình! Câu chuyện không thể kéo dài lê thê, không thể quá năm phút đồng hồ.
Đã hơn 4 năm qua đã có trên hàng trăm CÂU CHUYỆN LỬA TÀN đăng tải trên Trang Nhà GĐPTVN Trên Thế Giới và Trang Nhà Quốc Nội rất hay, nhưng vẫn có nhiều Huynh Trưởng động viên tôi nên có phần đóng góp vì các anh chị nghĩ không bao giờ thừa và còn cho rằng bản thân nhiều anh chị ngày nay còn gắn liền với tổ chức cũng một phần được dự lễ truyền đăng và một số "Câu chuyện lửa tàn", "Câu chuyện dưới cờ" không thể nào quên.
Đáp lại những tấm thạnh tình ấy Thị Nguyên tôi xin đóng góp một số bài Câu Chuyện Lửa Tàn Có Chủ Đề để khỏi "đụng hàng". Rất mong được sự quan tâm góp ý, chỉnh sửa để sau nầy có thể là một trong những cuốn sách tham khảo có giá trị cho tổ chức vậy.
Vạn lần đa tạ./.
478 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…