“Trên thế gian này có rất nhiều tập đoàn, đoàn thể nhưng không có đoàn thể nào như đoàn thể Gia Đình Phật Tử” đó là lời phát biểu của một vị thiện tri thức không phải là thành viên Gia Đình Phật Tử. Khi được hỏi lý do, vị ấy nói rằng: Gia Đình Phật Tử được thành lập hơn nửa thế kỷ, những người đoàn viên Gia Đình Phật Tử thuộc đủ mọi lứa tuổi, mọi trình độ học vấn, mọi thành phần xã hội, thành phần chính trị, và từ trong nước bây giờ đã lan ra hải ngoại rồi! Nhớ xưa thời còn nhiều đảng phái, nào là Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Việt Minh, Cần Lao, Dân Chủ v.v.. anh chị em Huynh trưởng có thể có rất nhiều khuynh hướng chính trị nhưng không bao giờ nghe các anh chị tranh cãi nhau hay bàn bạc về sự khác biệt giữa các khuynh hướng chính trị trong nước hay tuyên truyền cho khuynh hướng chính trị của mình. Những buổi họp, hội thảo, hội luận v.v.. chỉ có một nội dung là Phật Pháp, Chuyên môn, các chuyên đề, tham luận …. cũng đều nhắm vào mục tiêu giáo dục, đào tạo thanh thiếu niên thành Phật tử chân chính và đặc biệt Gia Đình Phật Tử sống bằng tình thương và tự nguyện vì đàn em, vì thế hệ trẻ, chứ không vì cái riêng của mình, dù là dưới hình thức vật chất hay tinh thần. Cũng vì vậy mà cho dù kinh tế thế giới hay kinh tế quốc gia có suy sụp, chế độ này lên chế độ kia xuống … Gia Đình Phật Tử vẫn không bị suy sụp theo vì Huynh trưởng không ăn lương, không cần đến bỗng lộc của bất cứ nhà nước nào!
Tuy nhiên, nhân vô thập toàn, nghĩa là con người không ai toàn thiện toàn mỹ cả cho nên thỉnh thoảng cũng có “trục trặc” Những khi trục trặc đó, là vì “9 người 10 ý” nên cũng khó tránh tranh cãi, biện luận … Nếu tranh cãi chẳng đi đến đâu mà càng làm mất đoàn kết thì chúng ta phải dùng bảy phương pháp chấm dứt tranh cãi mà đức Phật đã dạy chư đệ tử của ngài (7 phương pháp này gọi là “thất diệt tránh pháp”) Trong Câu Chuyện Dưới Cờ hôm nay, Ban Biên Tập xin giới thiệu đến các bạn “Thất diệt tránh pháp” để cùng nhau suy gẫm:
1) nhìn thẳng vào sự thật: nhiều khi vấn đề chỉ là chúng ta không nhìn thẳng vào sự thật; ví dụ nguyên nhân tranh cãi thật ra chỉ là do chấp ngã, chỉ vì “cái tôi” bị xúc phạm, vì tự ái bị tổn thương … nhưng lại không dám nhìn thẳng vào sự thật, không tự soi rọi lòng mình … để rồi viện lý này lẽ nọ quan trọng hóa vấn đề, … làm cho cả tập thể có cái nhìn sai lạc vấn đề cần giải quyết.
2) nhớ rõ sự việc: mọi thành viên đều phải biết và nhớ rõ chi tiết nào của sự việc đã dẫn đến tranh cãi.
3) không si ám: mọi người không có ai bị tham, sân, si vây hãm, tác động lên tâm tư mình, để những lời phát biểu của mình được vô tư và sáng suốt.
4) tự nói lỗi của mình: mỗi người tự nhận khuyết điểm của mình trước khi chỉ lỗi của người khác.
5) chịu nghe theo quyết định của đa số (thiểu số phục tùng đa số): phải tuân hành luật chơi, không phải khi thấy đa số không đúng theo ý mình thì bỏ cuộc không chơi nữa!! !!
6) Hỏi ý kiến đại chúng 3 lần rồi mới biểu quyết: điều này Anh Chị Em chúng ta đã áp dụng quen rồi.
7) dựa vào Luật và Phật Pháp để giải quyết cuộc tranh cãi. Điều này chúng ta cũng đã thường áp dụng.
Thân kính chúc Anh Chị Em “một ngày như mọi ngày,” an lạc và thảnh thơi
Trân trọng,
BBT
483 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…