THÂN THỂ CON NGƯỜI
(Chỉ viết cho các em)

Chúng sanh thân khẩu ý hành tạo nghiệp khiến thức phần dẫn nghiệp ấy với sự tác dụng mạnh mẻ của cận tử nghiệp mà tìm môi trường hoàn cảnh thuận lợi ấy mà sanh hậu thân tương ưng. Thân khẩu ý hành như thế nào mà tạo nghiệp? Thân khẩu ý hành dưới ba dạng: Hành Ác, Hành Thiện và Hành không Ác không thiện (còn gọi là vô ký) Cho nên nghiệp cũng có ba nghiệp: Nghiệp Lành, nghiệp ác và nghiệp vô ký. Các em nhớ cho kỹ ta hành như thế nào thì tạo ra một chủng tử được cất vào tạng thức A Lại Da. Hành động đó được tái đi tái lại nhiều lần thành thói quen khiến chủng tử ấy thành thục mà hiện hành, khi gần hiện hành mà chết thì các chủng tử huân tập (quay vòng) tạo sức quán tính lớn dẫn thức phần sanh thân.

Sanh Tử đối với chúng sanh là việc rất vô cùng hệ trọng. Nó theo dõi và báo đời chúng sanh từng sát na thời gian. Trong cơ thể ta sự sống chết thực sự xảy ra không có phút giây nào ngừng. Người tu hành dùng các phương pháp quán nhận biết hình thể trạng thái của nó mà tìm tập nhân để đoạn trừ.

Trong thập giới, lục đạo, tính từ dưới lên: 1. Đia Ngục, 2. Ngạ Quỷ, 3. Súc Sanh, 4. A Tu La, 5. Người, 6. thiên, 7. Thanh Văn, 8. Duyên Giác, 9. Bồ Tát, 10 Phật. Như vậy nhân cách phẩm hạnh đạo đức con người được xếp vào loại trung bình. Nhưng trong cỏi Phàm 6 loại đầu thì con người đứng hàng thứ hai, vì 4 cảnh giới sau không còn sanh tử nữa.

Như vậy từ trước đến đây anh đã giải thích được, chúng sanh (trong đó có con người) từ đâu đến, đến rồi phải làm gì? Và khi chết sẽ đi đâu?

Nay ta chỉ nói trong pháp giới con người: Đó là thân thể con người. Trong phần vở lòng về môn sinh học có ghi: “Thân thể người ta được tạo hóa xếp đặt một cách diệu kỳ gồm có ba phần Đầu, mình và tứ chi.

Nay nói về Tứ chi, tức 4 chi. hai chi dưới gọi là chân. Có hai bàn chân song song với nhau, hướng về phía trước, nâng đỡ toàn bộ cơ thể con người đến đi qua lại leo trèo, bơi lội. Những khả năng nầy, đa số chúng hữu tình đều có. Đôi chân không có mắt để thấy và tránh hầm hố chướng ngại, nó không có đầu não để tư duy chỗ nào nên đến chỗ nào nên ở chỗ nào nên đi. Hai chi trên gọi là hai tay, mỗi bàn tay có năm ngón như chân nhưng dài và cử động linh hoạt hơn có thể cầm nắm sờ mó bưng bê vuốt ve xoa bóp, nâng đỡ. Tứ chi tức tay chân, từ khi chào đời vốn nó không mang theo gì cả và khi từ giả cuộc đời người thợ liệm cũng tháo hết những gì mang trên hai tay chân. Khi di chuyển chân tay đều buông xuống, tính năng của nó mới linh hoạt diệu kỳ. Nhớ cho cả tay và chân đều không có mắt không có đôi tai, không có lổ mũi, không có lưởi nên không có phân biệt phải trái, vinh nhục thị phi, sang hèn, quý tiến, trí ngu và như thế việc gì cần làm thì làm, việc gì cần giúp cho đời thì giúp nhé em. Gẫm lại xem mỗi ngày các em di chuyển bao nhiêu cây số, mỗi ngày em đã bưng bê bao nhiêu kg vật thể. Và từ đó mỗi chúng ta là một cổ xe vận tải hạng nặng mà không cần động cơ năng lượng xăng dầu vỏ ruột chi cả..

Phần thứ hai từ cổ xuống mông, bao gồm cả lục phủ ngũ tạng, tiếp nhận và chế biến nhiên liệu thành năng lượng một cách hòa hiệp tự nhiên trong suốt chu kỳ sống mà ta gọi là dòng sinh mệnh. Một trong những cơ quan đó ngừng sinh hoạt thì các cơ quan khác tuần tự ngừng sinh hoạt theo. Vậy nên là con người mỗi khi làm điều chi phải thành tâm nhất trí các em nhé thì việc thành mà tâm ý không nhọc nhằn, bệnh tật trắc trở.

Cái đầu ngồi chốc ngốc trên cao xoay sở trái phải quan sát không chướng ngại. Nó có hai mắt để thấy toàn bộ phía trước để hướng dẫn đôi chân, Nó có thể quan sát bên trái bên phải giúp cho chân bước sang trái sang phải tránh sa hầm sẫy hố. Nó có hai tai hai bên để nghe được mọi âm thanh từ nhiều phía khen chê mà tâm không giận, gan không sân và trí không si. Hai mũi thì chỉa xuống, nhưng muốn thở phải hít lên không bỏ sót mùi nào trên địa đại đó em. Tất cả mọi cơ quan đều có hai. Nhưng miệng lưởi chỉ có một mà chức năng thì nhiều: nào ăn, nào uống, nào nếm, nào hôn, nào liếm, nào nói…. Ấy vậy mà ta lận đận, tất bật phục vụ nó trăm chiều gian nan. Tật bệnh cũng từ đây mà sanh. Tội lỗi cũng từ đây mà có. Cho nên kẻ tu hành ăn phải tao nhã thanh sạch, uống phải từ tốn tinh khiết, nếm phải chú tâm nhẹ nhàng khoan thai v.v. . .

Cho nên hành giả quán về thần thức dẫn nghiệp sanh thân mà truy lung nhân quả, duyên sanh, luân hồi, nghiệp báo mà lấy bỏ khử trừ mới đắc được pháp thân, hóa thân và ứng thân mới hầu mong thoát khỏi ba cỏi sáu loài.

Nếu em chỉ biết ăn uống và thở, thì hậu thân em sẽ hóa sanh làm cây cỏ thảo dã chỉ có rể thân và lá. Nếu em không biết thúi thơm nhân cách làm càng em sẽ thác sanh làm dòi nhặng trong hầm tiêu hố xí. Nếu em không muốn nghe lời phân biệt trái phải em sẽ thác sanh làm con mọt không mắt không tai. Nếu em chỉ nghĩ đến lời châm chích làm cho kẻ khác xót xa đớn đau, em sẽ thác sanh làm mũi mòng hút máu nuôi thân.

Nếu làm người em bưng bít thông tin, lũng đoạn người khác em sẽ có hậu thân chột mắt hay mù. Nếu em vu vạ không cho người nói và biện bạch đến phải chết một cách oan sai, hậu thân em sẽ là người câm.

Nên Phật dạy một trong những con đường làm cho ta tỏ ngộ chân lý là con đường CHỈ và QUÁN. CHỈ là dừng lại toàn bộ sở HÀNH của THÂN KHẨU Ý. Và QUÁN để truy lung năng lực phát sanh mà đoạn trừ

Rất mong các em cùng anh chúng ta xét nghiệm và hành trì để đưa cuộc sống lên cao ngày một tốt đẹp hơn nhé em./.

(THỊ NGUYÊN)

641 lượt xem