Thưa Anh Chị Em Huynh Trưởng,
“Lấy nhẫn nhục làm sức mạnh để thắng hung hăng sân hận” không phải là chuyện lạ vì ngày xưa, cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm (2500 +) đức Thế Tôn đã từng thực hành _và đó là nguyên nhân đức Phật nói bài kệ thứ 399. Nói thì dễ nhưng thực hành nhẫn nhục thì rất khó vì phải có ý chí sắt đá, phải có đại nguyện rắn chắc như Kim cương _như đức Phật _mới thực hành rốt ráo được. Xin nhắc lại câu chuyện xưa:
Thuở đó có môt người Bà La Môn tên là Bhàradvàja (tạm gọi là Bá Lạp) có người vợ tin theo đạo Phật; bà này mỗi khi nhảy mũi hay giật mình vì bị ai đụng phải thì bà liền buột miệng kêu lên “Nam mô Phật!” Một hôm, Bá Lạp mời khách đến nhà chơi, người vợ mang thức ăn lên và thình lình nhảy mũi rồi nói to lên “Nam Mô Phật!” Bá Lạp giận quá, vì không ưa gì đức Phật và Đạo của ngài nên nhất định chạy đi gặp Phật để gây sự. Anh ta nghĩ bụng sẽ đặt câu hỏi thật khó để Phật trả lời không đựợc.
Anh ta hùng hổ xông đến trước mặt đức Phât và đặt 2 câu hỏi mà anh ta nghĩ là Phật sẽ “bí”. Câu hòi thứ nhất: “Phải giết chết nhũng gì để được sống an vui, hạnh phúc?” đức Phật đáp: “phải giết sân hận mới sống được an vui và hạnh phúc” Câu hỏi thứ hai: “Diệt pháp nào thì được chấp nhận ?” đức Phật bảo: Chư Phật trong ba đời đều ngợi khen sự tận diệt sân hận” Nghe đức Phật giải đáp rõ ràng ngưòi Bà La Môn chợt tỉnh ngộ, xin quy y Phật và xuất gia ngay hôm ấy.
Bá Lạp còn có 3 người em tính tình nóng nảy như nhau, nghe tin anh xuất gia theo Phật, người em kế tên là Akkosaka (tạm gọi là A-Cô) rất tức giận, tức tốc chạy đến chùa, nói những lời rất hổn láo với đức Phật; đức Phật điềm nhiên nói: Này A-Cô, thí dụ như nhà ông mở tiệc mới khách đến ăn mà khách chẳng nhận dự tiệc thì các thức ăn ấy thuộc về ai ?” A-Cô đáp ngay: thì tôi sẽ ăn hết! Đức Phật nói tiếp: Ông đã dùng những lời thô ác lỗ mảng nói với ta mà ta chẳng nhận, vậy các lời thô ác lổ mảng đó lại quay về với ông!” A-Cô bừng tỉnh, hiểu được chỗ thâm thúy trong lời dạy của đức Phật bèn quỳ xuống xin quy y.
Hai người em của A-Cô nghe tin cả hai anh mình đều xuất gia làm tỳ kheo trong Tăng đoàn của đức Phật thì lập tức kéo nhau đến Chùa hung hăng tìm đức Phật và nói lời thô ác cộc cằn và lổ mãng với ngài. Đức Phật cũng lấy sự nhẫn nhục điềm tĩnh mà giáo dục họ. Chư Tăng chứng kiến đều tán thán công đức của ngài vì ngài đã cảm hoá được cả 4 anh em lỗ mảng nhà kia. Đức Phật bảo chư Tăng: Đừng bao giờ làm hại kẻ đã hại mình, hãy nhẫn nhục chịu đựng mà làm nơi nương tựa cho kẻ khác”
Rổi đức Phật nói lên bài Kệ sau:
Nhẫn nhục không buồn phiền
Không vẩn lòng sân hận
Búa đại nguyện kim cương
Đốn cội rừng tham giận
(kinh Pháp Cú, kệ 399)
Chúng ta là Phật tử, lại là Huynh trưỏng Gia Đình Phật Tử, mang sứ mệnh giáo dục đàn em nên nhất định chúng ta phải noi gương đức Thế Tôn nhẫn nhục, chịu nghe những lời lỗ mảng, những lời vu oan giá họa, những lời giận dữ mà không khởi tâm sân hận; như vậy là làm gương cho đàn em, xứng đáng là người Anh / người Chị, những chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các em.
Kính chào tinh tấn,
BBT
468 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…