Người ta thường nói: “Mắt là cửa sổ của tâm hồn” vì nhìn vào mắt, người ta có thể “thấy” được tâm của người kia như thế nào (thật thà, nghiêm chỉnh hay dối trá, gian ác … nhưng tất nhiên không phải luôn luôn đơn giản như vậy, vì có người có cặp mắt và khuôn mặt rất thánh thiện nhưng tấm lòng gian ác xảo quyệt, mưu mô, ví dụ như nhân vật Milady trong “Les Trois Mousquetaires” của Alexandre Dumas! !!)
Thế nhưng lại có câu: “tâm viên ý mã” _ Tâm của chúng ta khi thiện khi ác, thay đổi liên tu bất tận, như con vượn chuyền cành như con ngựa hoang dong ruỗi … khi Ma khi Phật, không biết đâu mà lần!
Nhưng câu nói “Mắt là cửa sổ của tâm hồn” thì không sai mấy: mắt là cửa sổ qua đó ta tiếp xúc với thế giới bên ngoài, ta nhìn đời, nhìn người, nhìn làm sao thì sống như vậy, khi tâm ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh, ta yêu mến người chung quanh, quan tâm tới họ; khi tâm ta điên đảo ta thấy thế giới điên đảo, ta hận đời hận người, muốn la hét, đập phá v.v.. cho nên mới nói thiên đàng hay địa ngục, hạnh phúc hay đau khổ đều từ trong Tâm mà ra.
Thật vậy, chúng ta nhìn cuộc đời qua lăng kính của Tâm. Những phản ứng của tâm (vui, buồn, giận, đau khổ, hạnh phúc…) chỉ có khi tâm ta tiếp xúc với cảnh vật bên ngoài qua các “cửa sổ” mắt, tai … Vì thế, các chú Tiểu khi mới vào chùa đều được giáo dục sửa đổi cái nhìn _từ cái nhìn ích kỷ (chỉ biết có mình) thành ra cái nhìn hướng đến tha nhân _ Các chú được dạy học thuộc lòng những bài kệ có nội dung như thế. Ví dụ thường người ta hay ước mong hay “cầu nguyện”: cầu cho tôi trúng số, cầu cho tôi thi đậu, cầu cho tôi được hạnh phúc v.v.. Bây giờ các chú được dạy phải nói: “cầu cho tôi và tất cả mọi người” (chúng sanh ). ….. Đó là một phương pháp “giáo dục cái nhìn” cũng như điều chỉnh những phản ứng của mình trước những cảnh “mắt thấy, tai nghe, thân tiếp xúc.” Ngoài ra, những vật, những cảnh mà mắt nhìn thấy thường gắn liền với những ký ức đã nằm sâu trong tiềm thức (subconsciousness); bây giờ ta phải làm sao để móc nối cái nhìn với chân lý chứ không cho nó móc vào với những ký ức đã tích tụ từ xa xưa. Muốn vậy, khi thấy một cảnh hay làm một việc ta phát một lời nguyện hướng về chân lý; lâu dần sẽ giúp ta sống với chân lý. Từ lúc nhỏ chúng ta đã quen với những phản xạ không lựa chọn như vậy, không hề ý thức về quá trình hình thành của chúng ra sao. Nếu những phản xạ ấy đưa đến an lạc giải thoát thì rất may mắn, nhưng nếu những phản xạ ấy đưa đến phiền não, bệnh hoạn, chấp trước vào bản ngã, v.v… thì chúng ta cần phải sửa đổi chúng lại. Phương pháp giáo dục đó là sự tỉnh thức trong từng cử chỉ, lời nói, hành động của mình, mình biết mình đang làm gì, phải làm thế nào cho đúng, cho tốt với mình và với mọi người. Khi làm 1 việc gì, chúng ta phát ra 1 lời nguyện hướng về tha nhân, ví dụ:
Xin nguyện cho mọi người
Nói năng như chánh pháp
Hoà thuận và tin yêu
Hay:
Múc nước để rửa tay,
Xin nguyện cho mọi người
Có đôi bàn tay sạch
Gìn giữ trái đất này
Hay:
Đánh răng và súc miệng,
Xin nguyện cho mọi người
Miệng thơm lời chân thật
Hoa nở tự vườn Tâm
v..v..
Sự huân tập những ý nghĩ trong sáng, lời nói chân thật, hành động sáng suốt sẽ giúp trẻ em lớn lên với cái nhìn gần với chân, thiện, mỹ, với cái Tâm thương yêu và hiểu biết, cuộc đời của các em nhất định sẽ an lạc, thảnh thơi hạnh phúc nhiều hơn. Còn chúng ta, dù tuổi đời bao nhiêu thì việc thanh lọc tâm ý cũng không bao giờ trể hay dư thừa. Vì thế phương pháp giáo dục này có thể áp dụng chung cho mọi lứa tuổi; các em nhỏ thì phải có những bài thi kệ cho các em học thuộc lòng còn người lớn chúng ta thì tự mình đặt ra những bài thơ nhỏ áp dụng vào cuộc sống tỉnh thức để tự huấn luyện Tâm mình.
Thân kính chúc ACE “một ngày như mọi ngày” an lạc và thảnh thơi để tinh tấn tu học Phật pháp _phương thuốc nhiệm mầu chữa lành mọi tâm bệnh.
Trân trọng,
BBT
756 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…