Chúng ta thường nhắc nhở nhau “làm mới mình” để hoà đồng với người chung quanh, để đem lại vui vẻ cho mọi người v.v.. Nhưng có khi không thành công .. Bởi vì “làm mới” không có nghĩa là phải “làm” cái gì cụ thể mà làm mới là xoay lại, điều chỉnh lại cái nhìn của mình, cái Tâm của mình, quan điểm sống của mình v.v.. Xin mời các bạn đọc lại câu chuyện kể dưới đây để suy gẫm về 2 chữ “làm mới” hay đổi mới trong ý nghĩa “chuyển hoá” của nhà Thiền.
Trân trọng,
BBT
Một nhóm học sinh chạy đến. Một bạn nhỏ hỏi:
“Chú làm gì trên cây vậy?” (Dù gì cũng không thể nói cho trẻ con biết mình sắp tự sát.) Thế là anh ta nói: Chú đang ngắm phong cảnh. _ “Thế chú có thấy bên cạnh có bao nhiêu là quả anh đào không?” Một học sinh khác hỏi. Anh quay nhìn, thì ra mình cứ nghĩ đến việc tự sát mà không chú ý đến bao nhiêu là trái anh đào màu đỏ, nhỏ có, lớn có chung quanh.
Các bạn nhỏ nói: “Chú có thể hái anh đào giúp chúng cháu không? chú chỉ cần lấy sức rung cành cây, anh đào sẽ rơi xuống; chúng cháu năn nỉ chú đó! Chúng cháu không leo cao như vậy được!”
Anh có ý chần chừ nhưng không lay chuyển được các bạn nhỏ, đành phải ra tay giúp đỡ. Anh bắt đầu lay cây. Chẳng bao lâu, trái anh đào rơi xuống đất ngổn ngang. Dưới đất cũng tụ tập ngày càng đông các bạn nhỏ, mọi người vui vẻ và hưng phấn nhặt anh đào.
Sau một đợt huyên náo, các bạn nhỏ dần dần ra về. Người thất chí đó ngồi trên cây, nhìn dáng vẻ vui mừng của các bạn nhỏ, không biết tại sao ý nghĩ muốn tự sát không còn nữa.
Anh hái một ít trái anh đào chưa rớt xuống đất, nhảy xuống và mang anh đào từ từ đi về nhà.
Ngôi nhà vẫn cũ kỹ rách nát, vợ con anh vẫn như hôm qua. Nhưng bọn trẻ vui mừng khi trông thấy cha mang anh đào về. Khi cả nhà quây quần, ngắm nhìn các con vui vẻ ăn anh đào, bỗng anh cảm thấy có một nhận thức mới làm cho anh cảm động, anh nghĩ bụng: “Có lẽ với cuộc sống như vầy vẫn có thể sống vui…” Chỉ nói riêng về những đứa bé thơ ngây thiếu vắng tình cha thôi, việc người cha từ chối cuộc sống đã là một điều sai lầm không thể chấp nhận được. Anh không nhận ra được rằng hai đứa con lành mạnh của anh chính là món quà quý báu mà tạo hóa ban cho.
“Ngôi nhà vẫn cũ kỹ rách nát, vợ con anh vẫn như hôm qua”, còn anh thì đã khác, anh đã đổi mới.
Bây giờ anh mới “hiểu ra” hạnh phúc tiềm ẩn trong chính anh mà anh muốn lánh xa.
“Có lẽ với cuộc sống như vầy vẫn có thể sống vui…”. Và như thế, anh nhận ra bổn phận và trách nhiệm của mình. Anh có thể mang lại niềm vui cho người khác. Anh nhận ra, anh sống có ích cho cuộc đời.
Lòng tự hào trong chính anh cho anh biết tự trọng. Sống không chỉ vì mình, mà còn vì tha nhân, vì cuộc đời nữa. Sao anh lại tự tử khi gia đình anh còn đó? Anh phải hãnh diện vì bổn phận và trách nhiệm của mình, và, vì bổn phận và trách nhiệm, anh phải sống, và sống vui .
3313 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…