Người thanh niên trẻ tuổi vẫn chăm chú nghe từng lời của vị thiền sư.
Vị thiền sư nói tiếp: “Ta tặng cho cậu 4 câu. Câu thứ nhất: Hãy đặt bản thân mình trở thành người khác. Cậu có hiểu hàm nghĩa của câu này không?”
Người thanh niên trả lời: “Có phải là khi mình khổ sở, nếu như coi bản thân mình là người khác thì nỗi khổ sẽ tự nhiên giảm bớt đi. Còn khi mình vui mừng quá mức mà coi mình là người khác thì mình sẽ bình tĩnh trở lại và thản nhiên hơn không ạ?”
Vị thiền sư gật đầu rồi nói tiếp: “Câu thứ hai là đặt người khác trở thành bản thân mình.”
Người thanh niên suy nghĩ một lúc rồi trả lời: “Khi đặt người khác trở thành bản thân mình, mình có thể hiểu được nỗi khổ cũng như những mong muốn nguyện vọng của họ để thông cảm và giúp đỡ họ khi cần thiết, phải không ạ?’
Vị thiền sư vui vẻ biểu lộ ra sự hài lòng rồi nói tiếp câu thứ ba: “Xem người khác là chính bản thân họ.”
Người thanh niên nhanh nhảu trả lời: “Thưa ngài, câu này có phải có ý là: Tôn trọng sự riêng tư của mỗi người, không xâm phạm vào điều của riêng người khác.”
Vị thiền sư bật cười ha ha rồi nói: “Tốt lắm, tốt lắm, đứa trẻ này cũng rất dễ dạy bảo! Câu thứ tư chính là xem bản thân mình là chính bản thân mình!”
Câu nói này có vẻ khó với người thanh niên trẻ, cậu ta suy nghĩ mãi một hồi lâu rồi mới chậm rãi nói: “Thưa ngài, câu nói này con nhất thời chưa thể hiểu được. Nhưng trong bốn câu nói này con thấy có sự bất đồng, con phải làm thế nào để thống nhất chúng lại ạ?”
Vị thiền sư trả lời: “Rất đơn giản cậu bé ạ! Con hãy dùng thời gian và kinh nghiệm của bản thân mình rồi con sẽ làm được!”
Người thanh niên không hỏi thêm mà quỳ gối cáo biệt vị thiền sư. Nhiều năm sau này, cậu thanh niên đã trở thành một người đàn ông trưởng thành rồi một ông lão vui vẻ hạnh phúc. Ông cũng thường xuyên đem bài học này và kinh nghiệm của mình chia sẻ với những người xung quanh, đặt biệt là những thanh niên trẻ tuổi. Sau khi trãi qua nhiều điều trong cuộc sống, ông đã hiểu được 4 câu nói của vị thiền sư khi xưa là:
1. Khi đặt bản thân mình là người khác để đối đãi thì chính là vô ngã.
2. Khi đặt người khác là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là từ bi.
3. Khi đặt người khác chính là bản thân họ để đối đãi thì đó chính là trí tuệ.
4. Khi đặt bản thân mình là bản thân mình để đối đãi thì đó chính là tự tại.
574 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…