Có Phật hay không có Phật, vũ trụ vẫn thế, muôn loài chúng sanh vẫn hiện hữu như thế. Đức Phật không phải là đấng sáng tạo đầy tài năng và quyền phép. Đức Phật không phải là nhà hiền triết, hay một tư tưởng gia. Đức Phật không phải là một nhà khoa học sáng chế ra vật nầy vật nọ. Đức Phật không phải là vị giáo chủ với những tín lý vô điều kiện, theo ngài chúng sanh sẽ được cứu rổi.
Đức Phật giải thích sự hình thành vạn hữu trong nhân thiên, trong vũ trụ bằng các thuyết NHÂN QUẢ, DUYÊN SANH, LUÂN HỒI NGHIỆP BÁO VÀ PHƯƠNG PHÁP THOÁT VƯỢT TỬ SANH ai ai cũng có thể làm được. Đức Phật có ra đời hay không ra đời các học thuyết ấy vẫn cứ tồn tại. Thân phận hay dòng sinh mệnh của mỗi người là do chính mình tạo ra, không ai ban phúc hay giá họa cho ta. Sang, Hèn, Quý, Tiện, Trí, Ngu, Vinh, Nhục đều do hành nghiệp của chính ta tạo ra. Ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Mỗi chúng sanh hoàn toàn chịu trách nhiệm về chính cuộc đời mình. Hay nói cách khác mình là ông chủ đầy quyền năng với chính cuộc đời ta. Những nhà thông thái, những bậc giác ngộ là những người TRÍ GIÁC THƯỜNG MINH (Hiểu biết không sót thiếu) thuận thế vô thường mà đến đi tự tại, không bị ràng buộc chướng ngại bởi bất kỳ PHÁP GIỚI nào. Cái chân như rỗng rang như hư không dung nhiếp tất cả pháp giới ấy thuật ngữ nhà Phật gọi là chữ TÂM (Nghĩa là tận cùng kỳ sự, sự sự vô ngại. Tận cùng kỳ lý, Lý sự dung thông)
Vị quan tiền vệ hỏi vị trụ trì: Cách đây chỉ một canh giờ, bần nữ nầy chỉ cúng có hai tiền mà đích thân vị trụ trì chứng thí và chúc phúc. Nay nhà vua và cũng có phần nàng cúng nhiều như vậy mà chỉ vị Trị sự chứng thí chúc phúc có phải là mang tội khi quân chăng? Vị Trụ Trì ung dung thưa:
“Hai đồng là cả một gia tài bần nữ dành dụm qua nhiều năm, nàng cúng dường với TÂM Ý rốt ráo chia sẻ với tất cả chúng sanh, và sau khi thí nàng sẽ đói. Tấm lòng ĐẠI BI ấy chấn động cả trời người, tôi không thể không đứng ra chứng thí. Bây giờ vật thí rất lớn nhưng so với tài bảo của vua nào có xứng chi, thứ hai nhà vua thí vì người đẹp chứ không vì bi tâm nên thầy trị sự chứng thí là quá đủ. Nghe nói thế bần nữ và nhà vua vội xuống xe thí lễ xin sám hối. Đại chúng doanh vây cảm nhận được một thời pháp lạc cung tuyên hết sức vâng làm./.
(THỊ NGUYÊN)
553 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…