Thưa Anh Chị Em Áo Lam,
Chúng ta thường bảo nhau rằng: làm Huynh trưởng Gia Đình Phật Tử không có danh, không có lợi, nghĩa là không có danh vọng địa vị gì hết nên chúng ta không ai ham danh cả; muốn có danh thì đến chỗ khác mà tìm. Có người đem ý này nói với một vị Thầy và vị Sư phụ đã giảng cho đệ tử mình như sau: con nói như vậy là không đúng, tham danh không có nghĩa là tham một chức tước, một địa vị … trong xã hội hay trong tổ chức … mới gọi là tham. Tham danh nói chung là ham được người ta kính trọng, để ý. Đó là chưa kể những người tự thấy mình có một ưu điểm gì đó mà thiên hạ không biết tới, thì họ sẽ thỉnh thoảng “la” lên những câu rất kỳ cục, nhiều khi tưởng là “vô duyên” nhưng thật sự là có lý do riêng của nó! Đừng nói gì một người lớn, mà một đứa bé thôi, nếu nó đã biết đi biết nói, hiểu được ít nhiều câu chuyện của cha/ mẹ/ ông/ bà nó … thì khi người lớn nói chuyện với nhau mà không để ý gì đến nó, nó sẽ phản ứng bằng cách nói to lên 1 mình hay phá phách cái gì đó để gây chú ý, để nhắc người ta là “có tôi ở đây nè! Sao không để ý gì đến tôi hết vậy?” … Rồi Thầy kể cho nghe câu chuyện vui sau đây:
Có một anh chàng kia vừa may được một chiếc áo mới, anh ta mặc vào rồi từ sáng sớm đã ra đứng ở ngã ba đường, nơi khu phố anh ta ở, hy vọng thiên hạ đi qua đi lại sẽ phải chú ý đến chiếc áo đẹp bằng hàng vải quí giá của mình. Thế nhưng người đi đường hầu như không ai để ý đến anh ta chứ đừng nói là để ý đến cái áo anh đang mặc! Mãi đến trưa mới có một người chạy hớt hơ hớt hãi suýt đụng vào người anh ta và hỏi rằng: “cậu có thấy con heo của tôi chạy ngang qua đây klhông?” Anh ta được dịp nói: “kể từ khi tôi mặc chiếc áo mới này ra đứng ở đây, tôi không thấy con heo nào đi ngang qua đây cả” !! Chúng ta thấy rõ rằng: vừa thất vọng vừa bực bội, nhưng câu trả lời vẫn phảng phất bóng dáng cái áo mới chứ không thể thiếu được!
Nghe câu chuyện này, chúng tôi nghĩ rằng anh chàng kia không hẵn là ham danh (mặc dù nguồn gốc là muốn được người khác chú ý đến mình, khen chiếc áo của mình…) mà là một dạng của kiêu _ kiêu mạn). Kiêu là tự hào, hảnh diện về cái gì mình có mà người khác không có, về tài sản, sắc đẹp, kiến thức, thông minh, tài năng, bằng cấp, sáng tạo v.v.. Kiêu là một trong 10 thứ phiền não (tùy phiền não _ Tiểu tùy), nghĩa là một loại tâm sở bất thiện làm Tâm bị ô nhiễm. Anh Chị Em chúng ta có thể cũng bị cái tật xấu như anh chàng kia nhưng kín đáo tế nhị hơn mà người khác có thể không nhận ra được. Tuy nhiên, bản thân chúng ta khi nhìn sâu vào Tâm mình, soi rọi lại mình thì nhất định sẽ nhìn thấu suốt tâm can mình, hiểu được Tâm mình đang bị nhiễm ô bởi cái gì thì mình sẽ tập trung vào, tinh tấn trừ bỏ tính xấu ấy, đó chính là TU vậy!
Nhớ bài hát của huynh trưởng nhạc sĩ Thanh Toàn, chép lại tặng Anh Chị Em:
Gatê, gatê, para gâte, parasamgatê, bodhi svaha!
Gatê, gatê, para gate, parasamgatê, bodhi svaha!
Gatê, gatê, para gate, parasamgatê, bodhi svaha!
Này anh em ơi, tiến lên tiến lên soi lại mình đi
Tâm chúng ta vướng bận điều gì?
Tâm chúng ta vướng bận điều gì?
Gatê, gatê …
Mùa Vu Lan lại về, gợi nhớ câu ca dao:
“Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu”
Thân kính chúc Anh Chị Em một mùa Vu Lan an lạc và giải thoát
HAPPY ULLAMBANA!
Trân trọng,
Nhóm Áo Lam
577 lượt xem
Tin khác
NGƯỜI HUYNH TRƯỞNG GĐPTVN ĐỐI VỚI ĐẠI DỊCH COVID-19 Nhật Bảo – Nguyễn Đức Nguyên Thông ghi lại từ Pháp thoại của Hòa thượng Thích Thái Hòa đêm mùng 8…
Pháp thoại tuần lễ huân tu mùa Phật Đản phật lịch 2564 – dương lịch 2020 Mời các bạn xem lại clip hay và ý nghĩa nhân mùa Phật Đản của…
Trung Quán Luận được kiết tập trong Đại Chính tân tu Đại tạng kinh, tập 30, kinh số 1564 (T30n1564), được Cưu-ma-la-thập dịch sang Hán vào năm 409 từ nguyên văn tiếng Phạn do Bồ…
NGÀY THẾ TÔN THÀNH ĐẠO – MỘT KỶ NGUYÊN MỚI Ngày thành đạo của Đức Thế Tôn cách đây 26 thế kỷ, đã mở ra cho nhân…
BAN HƯỚNG DẪN TRUNG ƯƠNG GĐPTVN TỔ CHỨC GIẢI TRÌNH LUẬN VĂN BẬC LỰC LẦN THỨ 10 TẠI CHÙA THẬP THÁP DI ĐÀ – TỈNH BÌNH ĐỊNH Sáng ngày 16/11/2019…